Tháng Ba 28, 2024

LOGISTICS VIỆT NAM

Kết nối – Hỗ trợ – Chia sẻ

consignor là gì

Consignor là gì? Điểm Khác Biệt giữa Consignor Và Consignee

Consignor là gì? Consignor Và Consignee khác nhau như thế nào? đây là thuật ngữ xuất nhập khẩu xuất hiện nhiều trên chứng từ xuất nhập khẩu. Hai thuật ngữ này khiến người làm nghề đôi khi lầm hiểu là một nhưng trên thực tế Consignor và Consignee hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu kỹ về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

>>>>> Xem thêm: Thuế Nhập Khẩu Ưu Đãi Là Gì? Cách Tính Thuế Nhập Khẩu Ưu Đãi

1. Consignor là gì?

Trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế, sẽ xuất hiện các bên khác nhau với vai trò khác nhau.

Cụ thể, Người mua hàng (Buyer): Là người mua đứng tên trong hợp đồng ngoại thương và là người thanh toán tiền hàng.Người bán hàng (Seller): Là người bán hàng trong hợp đồng ngoại thương và là người gửi hàng (Consignor).

Người gửi hàng có thể thuê dịch vụ vận chuyển bởi bên thứ 3 – thường là công ty giao nhận forwarder/ Logistics.

Như vậy, thông thường trên bộ chứng từ xuất nhập khẩu sẽ thể hiện các bên liên quan gồm:

Consignor là người gửi hàng: đây là người chịu trách nhiệm gửi hàng, là bên ký hợp đồng vận tải với bên giao nhận vận tải hàng hóa

– Consignee là người nhận hàng: đây là người có trách nhiệm và nghĩa vụ nhận hàng hóa theo hợp đồng thương mại

Khái niệm Consignor và Consignee thường liên quan đến các chứng từ, mã vận đơn (Bill of Lading) của hợp đồng ngoại thương giữa bên mua và bên bán. Consignor và Shipper nhiều trường hợp khá tương đồng với nhau.

– Shipper chính là người gửi hàng, là cá nhân/đơn vị ký trực tiếp hợp đồng với bên vận tải

– Ngoài ra, ta còn có Carrier đó chính là đơn vị vận tải, chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ địa điểm nhận đến địa điểm giao theo điều khoản cam kết.

Trong các hợp đồng ngoại thương xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng ta còn có thể gặp thêm các khái niệm như:

– Buyer hay người mua hàng: là đơn vị có trách nhiệm trả tiền hàng, đừng tên ở vị trí người mua trong hợp đồng thương mại.

– Seller hay người bán hàng: là đơn vị đứng tên ở vị trí người bán trong hợp đồng thương mại.

Như vậy với cách hiểu về consignor và consignee thì chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt được hai thuật ngữ này. Tuy nhiên consignor hay bị nhầm lần với Shipper bởi hai từ này đều chỉ đối tượng là “người gửi hàng”. Bạn cần phân biệt được Consignor và Shipper khác nhau ở điểm nào.

consignor là gì

2. Sự khác nhau giữa Consignor và Shipper?

Ngoài câu hỏi Consignee là gì thì cách phân biệt các thuật ngữ Consignee – Shipper và Seller – Buyer cũng được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Nếu bạn không nắm rõ các khái niệm này thì sẽ rất khó có thể sử dụng chính xác, không nhầm lẫn trong quá trình làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

Trong các hợp đồng ngoại thương sẽ có 2 chủ thể rõ ràng là Seller và Buyer nhưng trong các chứng từ vận đơn lại sử dụng Shipper và Consignee. Vậy tại sao người ta lại sử dụng các thuật ngữ này?

Đối với các hợp đồng mua bán, người bán sẽ được gọi là Seller hoặc Export. Khi phát hành thư tín dụng thanh toán (letter of credit), người bán không được gọi là seller mà được gọi là Beneficiary (người thụ hưởng) và người mua được gọi là Remitter – nghĩa là người thanh toán hoặc người gửi tiền. Còn trong các trường hợp phát hành vận đơn Bill of lading thì người bán được gọi là Shipper, người mua được gọi là Consignee.

Trong nhiều trường hợp, nhiều doanh nghiệp đã tìm được đối tác để xuất – nhập khẩu hàng hóa và sẽ cần một đơn vị Trung gian (bên thứ 3) đừng ra làm dịch vụ như vận chuyển quốc tế (gửi hàng), thủ tục hải quan thông quan hàng hóa,… Như vậy, bên xuất khẩu sẽ cần nắm rõ ai là người bán, ai là người mua, tránh xảy ra các tình trạng gửi nhầm hàng hoặc các rắc rối không mong muốn.

Có thể thấy, trong các nhóm người tham gia vào giao nhận vận tải như đã nêu trên, có đến 2 vị trí là NGƯỜI GỬI HÀNG là “Consignor” và “Shipper”. Về cơ bản sẽ có ý nghĩa giống nhau và chức năng cũng gần như là tương tự song trên thực tế sẽ có đôi chút khác biệt.

Vậy sự khác nhau giữa Shipper và Consignor là gì?

Hai thuật ngữ này khác nhau chủ yếu bởi cách sử dụng của các chủ thể trong quá trình thực hiện giao dịch. Sự khác nhau giữa Consignor và Shipper đó là: đều có nghĩa là người gửi hàng và về cơ bản có nghĩa tương tự nhau nhưng trong một số trường hợp, người ta thường dùng từ Consignor chứ không phải là Shipper và ngược lại.

Chẳng hạn như: Trong mẫu vận đơn FBL của FIATA, người gửi hàng là “Consignor” còn trên Vận đơn (bill of lading) của Hãng tàu, người gửi hàng thường để là “Shipper”. Để tránh những nhầm lẫn không đáng có trong suốt quá trình giao nhận vận tải thì bạn cần phải lưu ý về vai trò giữa các bên liên quan, từ đó giúp hạn chế tối đa các sự cố như giao hàng nhầm, thanh toán nhầm,…

Hiện nay, thuật ngữ Shipper được sử dụng phổ biến hơn trên các chứng từ xuất nhập khẩu. Bởi các hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển hiện nay hầu hết do hãng tàu phát hành cho nhà xuất khẩu.

Trên đây là những chia sẻ về Consignor là gì, sự khác nhau giữa consignor and consignee, consignor và shipper. Mong rằng những chia sẻ này hữu ích với bạn.

Nếu bạn có mong muốn học nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo bài viết của chúng tôi về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt.

>>>> Xem thêm:

PURCHASING Là Gì? Phân Biệt Procurement Và Purchasing

So Sánh Thanh Toán Quốc Tế Và Thanh Toán Nội Địa

Shipment Là Gì? Điều Khoản Shipment Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

Từ khóa liên quan: Consignor là gì, consignor and consignee, consignor là gì, consignee trên bill of lading

Rate this post