Tháng Tư 19, 2024

LOGISTICS VIỆT NAM

Kết nối – Hỗ trợ – Chia sẻ

giấy phép nhập khẩu là gì

Giấy Phép Nhập Khẩu Là Gì? Thủ Tục Xin Giấy Phép Nhập Khẩu

Ngày nay kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế, để đáp ứng cho nhu cầu hội nhập thị trường quốc tế và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như giúp cho quá trình giám sát được thuận lợi. Pháp luật nước ta đã ban hành các văn bản luật và dưới luật quy định các trường hợp cụ thể liên quan đến nhập khẩu.

Vậy thì bạn có biết giấy phép nhập khẩu là gì không? Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu như thế nào? Hãy cùng Logistics Việt Nam theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Contents

1. Giấy Phép Nhập Khẩu Là Gì?

Giấy phép nhập khẩu có tên tiếng anh là Import permit

Giấy phép nhập khẩu là một loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho phép một mặt hàng nhất định nào đó được đưa vào lãnh thổ của nước đó, tùy vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia và các điều ước quốc tế mà điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu lại có sự khác nhau ở quốc gia

Ví dụ về giấy phép nhập khẩu: Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho hàng thực phẩm thì cần phải có giấy phép của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm; Nhập khẩu thuốc thì cần phải có giấy phép của Bộ Y tế;…

»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

2. Chức Năng Của Giấy Phép Nhập Khẩu

Giấy phép nhập khẩu là một giấy tờ để chứng minh tính hợp pháp, cho phép các hàng hóa dịch vụ trong nước có thể đem buôn bán trao đổi với các quốc gia khác.

Giấy phép nhập khẩu là một văn bản liên quan đến một hàng hóa nào đó đã đạt tiêu chuẩn và có thể nhập khẩu vào đất nước đó theo nhiều con đường và các phương tiện vận tải khác nhau.

3. Điều Kiện Được Cấp Giấy Phép Nhập Khẩu

Để có thể tiến hành xin cấp giấy phép nhập khẩu thì bắt buộc các doanh nghiệp cần phải nắm rõ 2 điều kiện cơ bản sau:

Đầu tiên: Sản phẩm hàng hóa xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu là gì?

  • Hàng hóa xuất nhập khẩu phải có kèm giấy phép của Bộ Ngành có liên quan. Ví dụ như muốn xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu thực phẩm thì cần phải có giấy phép của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm kèm theo; Xuất nhập khẩu thuốc thì cần phải xin được giấy phép của Bộ Y tế;…
  • Kiểm dịch an toàn thực phẩm, bắt buộc phải có các tiêu chuẩn quy chuẩn về chất lượng của các cơ quan có thẩm quyền trước khi được thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Sản phẩm hàng hóa muốn xuất nhập khẩu phải là hàng hóa không thuộc danh sách cấm xuất nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.

Thứ 2: Doanh nghiệp (chủ thể) của hàng hóa xuất nhập khẩu là ai?

Theo như các quy định về thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu thì các chủ thể có thể xuất nhập khẩu hàng hóa bao gồm:

  • Các thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp từ các tổ chức, công ty của nước ngoài. Và các thương nhân này có thể xuất nhập khẩu các hàng hóa mà không phải phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của mình và những hàng hóa không thuộc danh mục cấm hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.
  • Các thương nhân của công ty, chi nhánh mà có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty nước ngoài được đặt tại Việt Nam đều phải thực hiện theo các quy định xuất nhập khẩu tại Việt Nam và lộ trình mà Bộ Công Thương đã công bố khi muốn xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu.

4. Phân Loại Giấy Phép Nhập Khẩu

Có hai loại giấy phép nhập khẩu:

Giấy phép nhập khẩu tự động: Là giấy phép được cấp dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng do Bộ Công Thương cấp cho thương nhân. Riêng đối với hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, nhập khẩu từ các khu phi thuế quan vào nội địa Việt Nam được xác nhận đăng ký nhập khẩu theo thời gian.

Giấy phép nhập khẩu không tự động: Là giấy phép được áp dụng đối với các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động. Doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra để được cấp giấy phép.

5. Các Mặt Hàng Phải Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Là Gì

+ Các hàng hóa cần phải kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong đó do Bộ Công Thương công bố trong từng thời kỳ;

+ Những hàng hóa được áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan

+ Pháo hiệu các loại phục vụ cho an toàn hàng hải

+ Các loại phân bón

+ Các hàng hóa thuộc loại thuốc bảo vệ thực vật,…..

+ Các loại tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng về tem bưu chính khác.

+ Các sản phẩm về an toàn thông tin mạng, gồm có:

  • Sản phẩm dùng để kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;
  • Sản phẩm dùng để giám sát an toàn thông tin mạng;
  • Sản phẩm dùng để chống tấn công, xâm nhập thông tin mạng.

+ Thuốc và các nguyên liệu dùng làm thuốc cần phải kiểm soát đặc biệt

+ Thuốc và các nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam

+ Chất chuẩn và các loại bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc,……

+ Vàng nguyên liệu

»»» [REVIEW] Khóa Học Logistics Tốt Nhất Hà Nội TPHCM

6. Quy Trình, Thủ Tục Xin Giấy Phép Nhập Khẩu

Bước 1: Thương nhân phải gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hay gián tiếp qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu.

Bộ hồ sơ bao gồm:

– 01 bản chính văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân

– 01 bản sao có đóng dấu của thương nhân giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp.

– Các giấy tờ, tài liệu liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Bộ, cơ quan ngang bộ sẽ có văn bản trả lời thương nhân trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, theo đúng quy định. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép.

– Trường hợp mà bộ hồ sơ nộp lên chưa đầy đủ, chưa đúng quy định hoặc cần bổ sung thêm tài liệu giải trình thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ sẽ có thông báo để thương nhân có thể bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hồ sơ.

– Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải tiến hành trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan thì ở đây thời hạn xử lý hồ sơ sẽ được tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

Bước 3: Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ theo quy định của pháp luật có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định chi tiết về hồ sơ cấp giấy phép và công bố về các cơ quan, tổ chức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép của thương nhân.

7. Mẫu Giấy Phép Nhập Khẩu

Mẫu giấy phép nhập khẩu

8. Cách Tra Cứu Giấy Phép Nhập Khẩu

Có 02 cách để “Tra cứu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” là:

  • Cách 1: Truy cập tại đường link https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/giay-phep-xnk.html
  • Cách 2: Vào trang chủ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP => nhấp vào “Tên tiện ích” .

Bước 1: Nhập từ khóa “Tên hàng hóa” vào mục <Tìm kiếm> sau đó nhấn Enter / Tra cứu.

Bước 2: Nhập từ khóa “Mã HS”/ “Mã ngành, nghề”/ ”Tên công việc pháp lý”/ “Tên giấy phép XNK” => chọn ô tương ứng “Tìm trong” sau đó nhấn Enter / Tra cứu.

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ những thông tin về giấy phép nhập khẩu cũng như thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu mà bạn cần phải biết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới về giấy phép nhập khẩu.

Ngoài ra, Để nắm rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu online và offline để được những chuyên gia xuất nhập khẩu có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chia sẻ kiến thức làm nghề

Rate this post