Tháng Ba 29, 2024

LOGISTICS VIỆT NAM

Kết nối – Hỗ trợ – Chia sẻ

Hỏi đáp về hiệp định thương mại tự do FTA

Hỏi đáp về hiệp định thương mại tự do FTA

Hỏi đáp về hiệp định thương mại FTA

Trong nội dung bài viết dưới đây Logistics Việt Nam sẽ tổng hợp những câu hỏi về hiệp định thương mại FTA và những lời giải đáp của chuyên gia sẽ giúp các bạn hiểu và nắm rõ những nội dung và cách áp dụng về hiệp định thương mại tự do

Hiệp định thương mại FTA là một hiệp ước thương mại giữa 02 hoặc nhiều quốc gia. Qua hiệp định thương mại FTA các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do.

NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI FTA

Câu 1: Các FTA có thay thế các Hiệp định khác liên quan tới thương mại mà Việt Nam đã có không?

Câu 2: FTA thường có những nội dung gì? lớp học xuất nhập khẩu online

Câu 3: Những nét chính về cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu của EU trong Hiệp định EVFTA? Đánh giá mức độ cam kết của EU so với các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Câu 4: So sánh mức độ cam kết của Việt Nam về xóa bỏ thuế quan trong Hiệp định EVFTA và Hiệp định CPTPP.

Câu 5: Một trong những mặt hàng được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhiều từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và đang tham gia là dệt may. Vậy các quy định của Hiệp định EVFTA về quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng này như thế nào? đào tạo thực tế

Câu 6: Có những loại hình FTA nào?

Câu 7: Vì sao lại hình thành các FTA?

Câu 8: Việt Nam đã tham gia bao nhiêu FTA?

Câu 9: Các cam kết về thương mại dịch vụ và đầu tư trong Hiệp định CPTPP và EVFTA có điểm tương đồng và khác biệt lớn nào? lop ke toan truong

Câu 10: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp khi tham gia các FTA?

Hỏi đáp về hiệp định thương mại FTA

GIẢI ĐÁP CỦA CHUYÊN GIA VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI FTA

Câu 1:

Liên quan tới thương mại, đầu tư, với mỗi Đối tác FTA, Việt Nam không chỉ có thỏa thuận tại FTA mà còn có thể có nhiều thỏa thuận khác, ví dụ: khoa hoc ke toan truong

  • Các Hiệp định về bảo hộ thương mại, đầu tư nghề tin học văn phòng
  • Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
  • Hiệp định hợp tác, tương trợ về hải quan
  • Các Hiệp định, Công ước chung mà cả Việt Nam và Đối tác FTA đều là thành viên

Về nguyên tắc, khi Việt Nam ký kết và thực hiện FTA với Đối tác, các thỏa thuận (Điều ước, Hiệp định…) khác đã có giữa Việt Nam và Đối tác đó vẫn tiếp tục có hiệu lực. Các thỏa thuận đang có này chỉ chấm dứt hiệu lực hoặc thay đổi hiệu lực nếu trong FTA có quy định nêu rõ vấn đề này. hướng dẫn đầu tư chứng khoán

Ví dụ:

FTA song phương giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) có cam kết nêu rõ một khi EVFTA có hiệu lực thì

(i) 22 Hiệp định thương mại và bảo hộ đầu tư song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên EU đã từng ký trước đây sẽ tự động, chấm dứt hiệu lực;

(ii) các Thỏa thuận khác (ví dụ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần…) giữa Việt Nam với các nước thành viên EU vẫn tiếp tục có hiệu lực. học kế toán thuế

FTA song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) quy định Hiệp định bảo hội đầu tư song phương đã có giữa Việt Nam và Nhật Bản số là một phần của VJEPA.

Như vậy, các Thỏa thuận khác giữa hai Bên không được đề cập trong VJEPA sẽ tiếp tục có hiệu lực như bình thường. khóa học về xuất nhập khẩu

Câu 2:

Phạm vi và các vấn đề được đề cập trong mỗi FTA là khác nhau, phụ thuộc vào lựa chọn và thỏa thuận giữa các Thành viên FTA.

Tuy nhiên, với tính chất chung là hướng tới loại bỏ rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các nền kinh tế thành viên, một FTA thường bao gồm các nội dung chính sau:

(j) Nhóm các cam kết liên quan tới tự do hàng hóa (thương mại hàng hóa)

Nhóm này bao gồm các cam kết liên quan tới việc dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại hàng hóa giữa các Thành viên, cụ thể:

  • Ưu đãi thuế quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu): Thường là một Danh mục liệt kê các dòng thuế được loại bỏ và lộ trình loại bỏ thuế (loại bỏ ngay hay sau một số năm)
  • Quy tắc xuất xứ: Bao gồm các cam kết về điều kiện xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan và thủ tục chứng nhận xuất xứ
  • Loại bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan: Bao gồm các cam kết ràng buộc, hạn chế các biện pháp hạn chế/cấm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu, hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ… tự học kế toán

Ngoài ra, một số FTA giai đoạn sau này còn có thêm các cam kết về các vấn đề thúc đẩy, hỗ trợ cho thương mại hàng hóa, ví dụ:

  • Hải quan và tạo thuận lợi thương mại: Bao gồm cam kết về quy trình, thủ tục, minh bạch thông tin… trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa
  • Các nguyên tắc trong đối xử với hàng hóa nhập khẩu khi lưu thông trong thị trường nội địa.

(ii) Nhóm các cam kết liên quan tới tự do dịch vụ (thương mại dịch vụ)

Không phải FTA nào cũng có các cam kết về thương mại dịch vụ. Thường thì các FTA được đàm phán ký kết ở giai đoạn sau này mới có các cam kết về vấn đề này, thường sẽ bao gồm:

  • Mở cửa thị trường dịch vụ: Thường là một Danh mục các dịch vụ cam kết mở và các điều kiện mở cửa cụ thể
  • Các nguyên tắc liên quan tới việc đối xử với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi họ cung cấp dịch vụ vào Việt Nam hoặc cho tổ chức, cả nhân Việt Nam

(iii) Nhóm các cam kết liên quan tới các vấn đề khác

Các FTA giai đoạn sau này thường có thêm các cam kết về một hoặc một số các lĩnh vực khác không phải thương mại hàng hóa, dịch vụ nhưng có vai trò quan trọng trong thương mại, đầu tư giữa các Thành viên như:

  • Đầu tư (có thể là cam kết về đầu tư độc lập hoặc cam kết về đầu tư gắn với mở cửa thị trường dịch vụ)
  • Sở hữu trí tuệ copy từ excel sang word giữ nguyên định dạng
  • Cạnh tranh
  • Minh bạch, chống tham nhũng
  • Môi trường
  • Lao động…

Số các lĩnh vực và mức độ chỉ tiết của các cam kết trong mỗi lĩnh vực là khác nhau giữa các FTA, tùy thuộc vào sự quan tâm của các Thành viên và bối cảnh đàm phán. bút toán cấn trừ công nợ

Câu 3:

Với Hiệp định EVFTA: Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với một số ít mặt hàng còn lại (tương đương khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu), EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn (07 năm).

Với Hiệp định CPTPP: Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước và tùy theo lộ trình, tối đa là 17 năm (với Peru). l/c at sight là gì

Câu 4:

Với Hiệp định EVFTA: Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng TRQ theo cam kết WTO hoặc không cam kết.

Với Hiệp định CPTPP: Ta cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 86,5% số dòng thuế sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5 đến 10 năm. Đối với một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, ta yêu cầu lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ). mẫu commercial invoice

Như vậy, có thể thấy đối với cả hai Hiệp định, ta đều có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trong khoảng 10 năm với khoảng 99% số dòng thuế của các nước đối tác. Đối với những mặt hàng nhạy cảm, ta đều bảo lưu được một khoảng thời gian (lộ trình xóa bỏ thuế) tương đối dài (hơn 10 năm) hoặc áp dụng TRQ hoặc không cam kết.

Câu 5:

Hiệp định EVFTA yêu cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) đối với hàng dệt may, tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam. Ngoài ra, đối với các sản phẩm dệt may thuộc Chương 61 và 62 của biểu thuế, EU cũng cho phép ta được sử dụng vải nhập khẩu từ Hàn Quốc để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang EU và vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi của EVFTA. khóa học logistics trực tuyến

Trong khi đó, quy định của CPTPP tương đối chặt hơn bởi Hiệp định này yêu cầu hàng dệt may phải có xuất xứ “từ sợi trở đi”, tức là sợi và vải phải được sản xuất và/hoặc nhập khẩu từ các nước CPTPP, thì mới được hưởng thuế suất ưu đãi của Hiệp định khi xuất khẩu sang các nước CPTPP.

Câu 6:

Hiện nay có một số loại hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam tham gia như sau:

  • FTA khu vực: là FTA được ký giữa các nước trong cùng một tổ chức khu vực. Ví dụ: AFTA.
  • FTA song phương: được ký giữa 2 nước. Ví dụ như FTA giữa Việt Nam và Chi Lê..;
  • FTA đa phương: được ký giữa nhiều đối tác khác nhau. Ví dụ như TPP…;
  • FTA được ký giữa một tổ chức với một nước: ví dụ các FTA được ký giữa một bên là tổ chức ASEAN với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… Hay FTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU.

Câu 7:

Có 2 lý do chính sau hình thành nên các FTA:

Thứ nhất là vòng đàm phán Doha kéo dài lâm vào bế tắc; trong khi đó các quốc gia ngày càng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tăng cường quan hệ ngoại giao… nên họ muốn ký với nhau FTA để thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hóa thương mại.

Thứ hai là các quốc gia không tự nguyện đơn phương giảm các rào cản thương mại mà phải thỏa thuận cùng nhau cắt giảm các rào cản tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Quá trình thúc đẩy tự do hóa thương mại này dẫn đến việc thành lập các FTA. chứng chỉ kế toán trưởng của bộ tài chính

Câu 8:

Tính đến hiện tại năm 2020, Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do như bảng sau:

STT FTA Hiện trạng Đối tác Phân loại
FTAs đã có hiệu lực
1 AFTA Có hiệu lực từ 1993 ASEAN FTA truyền thống
2 ACFTA Có hiệu lực từ 2003 ASEAN, Trung Quốc FTA truyền thống
3 AKFTA Có hiệu lực từ 2007 ASEAN, Hàn Quốc FTA truyền thống
4 AJCEP Có hiệu lực từ 2008 ASEAN, Nhật Bản FTA truyền thống
5 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản FTA truyền thống
6 AIFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Ấn Độ FTA truyền thống
7 AANZFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Úc, New Zealand FTA truyền thống
8 VCFTA Có hiệu lực từ  2014 Việt Nam, Chi Lê FTA truyền thống
9 VKFTA Có hiệu lực từ  2015 Việt Nam, Hàn Quốc FTA thế hệ mới hạn chế
10 VN – EAEU FTA Có hiệu lực từ  2016 Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan FTA thế hệ mới hạn chế
11 CPTPP Có hiệu lực từ  14/01/2019 Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia FTA thế hệ mới đầy đủ
12 AHKFTA Có hiệu lực từ 6/2019 ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc) FTA truyền thống
FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực
13 EVFTA Kết thúc đàm phán tháng 2/2016 Việt Nam, EU (28 thành viên) FTA thế hệ mới đầy đủ
FTA đang đàm phán
14 RCEP Khởi động đàm phán tháng 3/2013 ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand FTA thế hệ mới (hạn chế?)
15 Vietnam – EFTA FTA Khởi động đàm phán tháng 5/2012 Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein) Chưa rõ
16 Vietnam – Israel FTA Khởi động đàm phán tháng 12/2015 Việt Nam, Israel Chưa rõ

Câu 9:

Về hình thức cam kết: Trong Hiệp định EVFTA, hai bên xây dựng biểu cam kết cụ thể theo cách tiếp cận chọn-cho (tức là liệt kê các ngành, phân ngành có cam kết mở cửa thị trường). Biểu cam kết cụ thể Hiệp định EVFTA chỉ phải chịu nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng (tức là trong trường hợp chính sách trong nước cho phép mở cửa hơn so với mức độ cam kết thì trong tương lai nếu thay đổi chính sách này sẽ không được kém hơn mức cam kết tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực). Trong khi đó, trong Hiệp định CPTPP, các nước xây dựng biểu cam kết theo cách tiếp cận chọn-bỏ (tức là liệt kê các ngành, phân ngành bị hạn chế về mở cửa thị trường). Ngoài ra, các nước cũng cam kết áp dụng nguyên tắc “chỉ tiến không lùi”, tức là chỉ được điều chỉnh, thay đổi chính sách theo hướng tốt hơn mức đã áp dụng trước đó. Riêng Việt Nam có thời gian chuyển đổi 3 năm mới phải áp dụng nguyên tắc này.

Về mức độ mở cửa thị trường một số ngành cụ thể: Cả Hiệp định EVFTA và CPTPP có mức độ mở cửa cao hơn trong WTO đối với một số ngành như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ phân phối, dịch vụ vận tải… Trong số các dịch vụ này, giữa hai Hiệp định có mức độ cam kết khác nhau nhất định:

– Dịch vụ tài chính: Hiệp định EVFTA có mức cam kết cao hơn khi cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần (ngoại trừ các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank) của Việt Nam trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

– Dịch vụ vận tải: Trong Hiệp định EVFTA, đối với dịch vụ gom hàng và dịch vụ tái phân phối công-ten-nơ rỗng, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực ta cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của EU hoặc thành viên EU thực hiện các dịch vụ này trên tuyến Quy Nhơn – Cái Mép, sau 05 năm ta sẽ cho phép thực hiện dịch vụ tái phân phối công-ten-nơ rỗng trên tất cả các tuyến. Với dịch vụ nạo vét, ta cho phép doanh nghiệp EU lập liên doanh tới 51% để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Đối với dịch vụ mặt đất ở sân bay, ta cam kết sau 05 năm kể từ khi ta mở cửa cho khu vực tư nhân sẽ cho phép các doanh nghiệp EU lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó vốn của phía nước ngoài không quá 49%, để đấu thầu cung cấp dịch vụ này. 03 năm sau đó, hạn chế vốn nước ngoài sẽ là 51%. Đây là những nội dung cam kết cao hơn của Hiệp định EVFTA so với Hiệp định CPTPP.

– Dịch vụ phân phối: Cả hai Hiệp định đều có mức cam kết cao hơn so với WTO ở điểm bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) sau 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên tại cam kết về ENT, trong Hiệp định EVFTA, ta bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp kế hoạch và quy hoạch không phân biệt đối xử trong khi không bảo lưu tương tự trong Hiệp định CPTPP. Về diện mặt hàng, trong Hiệp định CPTPP ta đã loại bỏ mặt hàng gạo và đường mía ra khỏi bảo lưu dịch vụ phân phối, trong khi đó vẫn duy trì bảo lưu trong Hiệp định EVFTA. Đối với mặt hàng rượu, trong EVFTA ta có cam kết cụ thể về không phân biệt đối xử trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, cho phép các doanh nghiệp EU được bảo lưu điều kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành và chỉ cần một giấy phép để thực hiện các hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ.

Câu 10:

Về cơ hội, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương sẽ, giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và tiến tới là thị trường toàn cầu. Trực tiếp là việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan (sau khi có các FTA hầu hết là về 0%, còn lại là dưới 5%). Gián tiếp là việc tháo gỡ các rào cản kỹ thuật (có thể vẫn tồn tại nhưng có cơ chế kiểm soát để không bị tùy tiện lạm dụng hoặc làm cản trở thương mại.)

Bên cạnh đó, nhờ Việt Nam được hưởng ưu đãi theo các FTA, lượng và chất của vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ có điều kiện để gia tăng, cơ hội tiếp nhận công nghệ, kinh nghiệm và cho phép các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các chuỗi sản xuất toàn cầu cũng sẽ tăng lên. Nói cách khác, nhờ tham gia các FTA, doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội để tranh thủ được vốn đầu tư, tri thức, công nghệ và các nguồn lực quan trọng khác của thế giới để phát triển.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức do FTA mang lại. Thứ nhất  là năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, khả năng giành lợi thế cạnh tranh theo quy mô kinh tế chưa cao. Những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp như: tỷ lệ sử dụng lao động cao, giá nhân công thấp, đang phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực; việc sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên sẽ dần mất đi …

Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật và yêu cầu xuất xứ nghiêm ngặt. Với các FTA mới thì các quy tắc xuất xứ đều theo định hướng là gia tăng giá trị tại Việt Nam trong khu vực các nước có FTA. Đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu để gia công hàng xuất khẩu, nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế. Ngoài ra, các quy định kỹ thuật như bao gói, nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất khẩu Việt Nam, hàng nông sản của Việt Nam có thể bị mắc ở rào cản về các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Những quy định này nằm trong tay các nước nhập khẩu và hoàn toàn có thể bị lạm dụng để trở thành rảo cản không cho hàng Việt Nam xâm nhập.

Khi Việt Nam ký kết tham gia các hiệp định thương mại tự do FTA có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tham gia thị trường thương mại có quy mô lớn, được hưởng nhiều ưu đãi, nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, nếu không khai thác tốt, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường khu vực, mà mất thị trường trong nước bởi các doanh nghiệp, các tập đoàn xuyên quốc gia thâm nhập thị trường Việt Nam.

Công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ Logistics chưa thể phát triển nhanh nên chi phí đầu vào và đầu ra của nền kinh tế sẽ còn cao so với một số nước trong khu vực. Lợi thế cạnh tranh “động” của nền kinh tế trong cạnh tranh toàn cầu thời kỳ tới tiếp tục phải vượt qua những trở ngại về chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng quản trị quốc gia của Chính phủ, về môi trường cạnh tranh quốc gia và một số vấn đề an sinh xã hội v.v… Đó là những vấn đề cơ bản khi tham gia các FTA.

Tags: hiệp định thương mại tự do, các hiệp định thương mại việt nam đã ký kết, hiệp định thương mại việt nam eu, hiệp định thương mại việt mỹ, hiệp định thương mại tự do là gì, fta là gì…

Rate this post