UCP 600 – Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ. Trong bài viết dưới đây Logistics Việt Nam sẽ tổng hợp tất cả câu hỏi thường gặp khi làm về UCP 600 để các bạn tham khảo và ứng dụng trong thực tế
NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP VỀ UCP 600
Câu 1: Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) có được sử dụng bản dịch UCP bằng tiếng Việt của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã được công chứng để giải quyết tranh chấp?
Câu 2: L/C có thể bao gồm các điều khoản trái với UCP? Tại sao?
Câu 3: UCP 600 được áp dụng đương nhiên đối với: học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tphcm
a. L/C mở bằng thư
b. L/C mở bằng telex
c. L/C mở bằng Swift
d. Tất cả các phương án trên đều không đúng.
Câu 4: Phiên bản UCP nào sau đây còn hiệu lực áp dụng:
a. UCP 600 ICC 2007 khóa học chuyên viên logistics
b. UCP 500 ICC 1993
c. UCP 4000 ICC 1983
d. Tất cả các phiên bản đều còn nguyên hiệu lực. chứng chỉ kế toán tổng hợp
Câu 5:
Nêu định nghĩa “tín dụng chứng từ” trong UCP 600. Tên gọi nào sau đây là đúng đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
a. Tín dụng chứng từ
b. Thư tín dụng
c. Tín dụng thư
d. Tất cả đều đúng
Câu 6:
Theo UCP 600, thời gian tối đa 05 ngày làm việc để quyết định việc xuất trình có phù hợp hay không được áp dụng cho: cách báo cáo thuế hàng tháng
a. Riêng ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành.
b. Riêng ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định.
c. Riêng ngân hàng được chỉ định và ngân hàng xác nhận. cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng
d. Ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) và ngân hàng được chỉ định.
Câu 7:
Hãy bình luận ý kiến cho rằng “Khi đã áp dụng phương thức Tín dụng chứng từ, các bên bắt buộc phải tuân thủ UCP 600”.
Câu 8:
Ta có dữ liệu sau: Ngày 03/01/2013 (Thứ năm), người thụ hưởng là công ty X xuất trình bộ chứng từ đến ACB (với ACB là ngân được chỉ định), yêu cầu ACB thanh toán cho bộ chứng từ đó. Vậy thời gian nào là ngày mà ACB ra thông báo xác định chứng từ là hợp lệ: học kế toán ở hà nội
a. 10/01/2013
b. 08/01/2013
c. 18/01/2013
d. 24/01/2013
e. a hoặc b đều được.
Câu 9:
Việc ngân hàng được chỉ định không thực hiện đúng các điều khoản của UCP có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng xác nhận
a. Ảnh hưởng lớn
b. Ảnh hưởng một phần
c. Hoàn toàn không ảnh hưởng chứng chỉ kế toán trưởng
Câu 10:
Trong L/C có yêu cầu các chứng từ: 3/3 Original signed commercial invoice 3/3 Original certiíicate of origin issued. Full set (3/3) clean on board Ocean Bill of lading. Đã bốc hàng lên tàu và thông báo cho người đề nghị mở LC. Khi xuất trình Bộ Chứng từ đến ngân hàng được chỉ định, ngoài những chứng từ nêu trên, cần có 1 chứng từ khác: “các điều khoản về vận đơn đường biển -Bill of Lading Terms and Conditions”. Ngân hàng được chỉ định sẽ xử lý như thế nào?
a. Bộ Chứng từ bất hợp lệ, do BCT xuất trình không đúng với L/C
b. Bỏ Qua Chứng ở đó, có thể gửi trả cho người xuất trình, đồng thời ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu nếu Bộ Chứng từ hợp lệ.
c. Yêu cầu người xuất thụ hưởng xuất trình BCT khác.
d. Cả 3 ý đều sai.
GIẢI ĐÁP CÁC VẤN ĐỀ VỀ UCP 600
Câu 1:
Chỉ UCP bản gốc bằng tiếng Anh do Phòng Thương mại quốc tế (ICC) phát hành mới có giá trị pháp lý giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia thanh toán bằng L/C, các bản dịch sang các thứ tiếng khác chỉ có giá trị tham khảo. Như vậy, tòa án và trọng tài viên phải căn cứ vào bản gốc UCP bằng tiếng Anh do ICC phát hành để xét xử và tuyên án. các trường đại học đào tạo ngành logistics
Câu 2:
Có thể. Bởi vì UCP là văn bản pháp lý tùy ý, nên trong L/C có thể quy định các điều khoản có nội dung trái với UCP, miễn là các điều khoản này không trái pháp luật.
Câu 3:
Theo Điều 1 UCP 600 quy định rõ là UCP 600 chỉ có hiệu lực:
” … when the text of the credit expressly indicates that it is subject to these rules”.
Nghĩa là: “… Khi nội dung của L/C chỉ ra rõ ràng là tham chiếu đến các quy tắc này”.
Như vậy, bất kỳ một L/C nào muốn được áp dụng UCP 600 thì phải có dẫn chiếu rõ ràng trong L/C.
– Nếu phát hành bằng thư thì phải có câu:
” THIS CREDIT IS SUBJECT TO THE UCP 600 ICC 2007″
– Nếu phát hành bằng điện thì phải thể hiện tại trường 40E:
40E: APPLICABLE RULES: UCP LATEST VERSION
Câu trả lời đúng là phương án d.
Câu 4:
UCP là văn bản quy phạm pháp luật tùy ý, nên các phiên bản sau không phủ nhận tính chất pháp lý của phiên bản trước, điều này có nghĩa là tất cả các phiên bản UCP đều có giá trị pháp lý như nhau. Do đó, khi dẫn chiếu áp dụng UCP nào cần phải nói rõ dố hiệu của nó. hàng tiểu ngạch là gì
Câu trả lời đúng là phương án d/.
Câu 5:
Theo định nghĩa tại Điều 2 UCP 600
“Credit means any arrangement, however named or described, that is irrevocable and thereby constitutes a definte undertaking of the issuing bank to honour a complying presentation”.
Nghĩa là: “Tín dụng là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của Ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.
Nhu vậy, tên gọi phương thức tín dụng chứng từ là “tùy ý”, tức có thể là bất cứ như thế nào, miễn là thể hiện một cam kết chắc chắn, không hủy ngang của Ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp. Do đó, phương án trả lời đúng là d/.
Câu 6:
Theo UCP 600, thời hạn 5 ngày làm việc để quyết định chứng từ có phù hợp hay không là cho mỗi ngân hàng trong số 3 ngân hàng nêu trên.
Do vậy, chọn phương án: D. ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) và ngân hàng được chỉ định. •
Câu 7:
Sai.
- UCP 600 là quy tắc do Phòng Thương mại quốc tế ban hành, không phải là Luật (trừ Mỹ và Colombia).
- Chỉ khi nào trong hợp đồng và L/C dẫn chiếu UCP 600 thì các điều khoản của UCP 600 trở thành điều khoản bắt buộc các bên tuân thủ. kho yw ở đâu
- Ngay cả khi UCP 600 đã được ban hành, các bên vẫn có quyền áp dụng UCP phiên bản khác (UCP 500).
Câu 8:
Câu e (Điều 14b). Theo điều 14 khoản b UCP 600 quy định: Một ngân hàng được chỉ định hay theo chỉ thị ngân hàng xác nhận nếu có, và ngân hàng phát hành lần lượt có tối đa 5 ngày làm việc của ngân hàng sau ngày xuất trình chứng từ để xác định chứng từ hợp lệ hay không. Thời hạn này không được rút ngắn, nếu không thì chịu ảnh hưởng bởi sự kiện xảy ra vào ngày hoặc sau ngày hết hạn hiệu lực xuất trình chứng từ hay ngày cuối cùng xuất trình chứng từ. Vì ngân hàng phát hành có tối đa 5 ngày làm việc sau ngày xuất trình chứng từ (có nghĩa là không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ bù, thứ bảy, chủ nhật,…) nên khi công ty X xuất trình chứng từ vào ngày 03/01/2013 (thứ năm) và vì có 2 ngày thứ bảy, chủ nhật nên ngày mà ACB thông báo xác định chứng từ hợp lệ là ngày 08/01/2013 hoặc là ngày 10/01/2013.
Thêm vào để làm rõ hơn điều 14b: ngân hàng làm việc trong điều 14b quy định phải là Ngân hàng được chỉ định, ngân hàng xác nhận nếu có, hoặc là ngân hàng phát hành. Ngân hàng thông báo không nằm trong trường hợp này (hoặc là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng cũng vậy); khi những ngân hàng này nhận được thư tín dụng do người thụ hưởng xuất trình thì chúng phải chuyển chứng từ chi ngân hàng phát hành ngay lập tức (không có thời gian 5 ngày làm việc như ngân hàng được chỉ định).
Trong điều 14b có đoạn: “Thời hạn này không được rút ngắn, nếu không thì chịu ảnh hưởng bởi sự kiện xảy ra vào ngày hoặc sau ngày hết hạn hiệu lực xuất trình chứng từ hay ngày cuối cùng xuất trình chứng từ”. Có nghĩa là:
Ví dụ: Ngày cuối cùng để xuất trình chứng từ là ngày 15/02 và người xuất trình xuất trình chứng từ vào ngày 15/02, nếu theo điều khoản này thì ngày cuối cùng để ngân hàng ra thông báo xác định chứng từ có hợp lệ hay không là ngày 20/02. Nhưng vào ngày 15/02, tại ngân hàng X đó có một cuộc đình công, đến ngày 18/02 thì Ngân hàng X mới làm việc trở lại thì thời hạn 5 ngày sẽ được tính từ ngày 18/02 và ngày cuối cùng để ngân hàng ra thông báo chứng từ có hợp lệ hay không sẽ là ngày 22/02.
Câu 9:
Theo điều 12 a) của UCP 600 a. Bằng cách chỉ định ngân hàng chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả tiền sau, ngân hàng phát hành đã ủy quyền ngân hàng được chỉ định trả trước hoặc mua hối phiếu đã được chấp nhận hoặc ca Trừ Khi ngân hàng được chỉ định là ngân hàng xác nhận, việc ủy quyền thanh toán, chiết khấu không ràng buộc ngân hàng được chỉ định bất cứ nghĩa vụ nào về thanh toán hoặc chiết khấu, trừ khi có sự đồng ý rõ ràng của ngân hàng được chỉ định và được truyền đạt đến người hưởng. tính thuế nhập khẩu
Câu 10:
câu a. Vì theo điều 14g UCP 600 : Một chứng từ được xuất trình những thư tín dụng không yêu cầu thì sẽ bị bỏ qua và có thể được gửi trả cho người xuất trình.
“Một L/C không hủy ngang, trả ngay có trị giá 2,000,000.00 USD được mở ngày 06/9/2007 và hết hạn vào ngày 01/11/2007. L/C quy định: giao hàng trễ nhất vào ngày 6/10/2007, bộ chứng từ có thể xuất trình tại bất cứ ngân hàng nào để yêu cầu chiết khấu nhưng thời gian xuất trình là 21 ngày kế từ ngày giao hàng nhưng trong thời gian hiệu lực của L/C.Người bán hàng xuất trình bộ chứng từ vào ngày 28/10/2007 để yêu cầu thanh toán từ ngân hàng mở L/C. Nhưng bộ chứng từ bị từ chối do giao hàng và xuất trình chứng từ trễ hạn. Ngay sau đó, hàng lên giá. Người bán đã thỏa thuận với khách hàng khác giá cao hơn. Còn người mua thứ nhật cũng đến ngân hàng xin chấp nhận bất hợp lệ, chấp nhận thanh toán để nhận được hàng. Người bán không đồng ý. Trong khi đó, NH mở L/C lại trao bộ chứng từ cho người mua thứ nhất đi nhận hàng. Theo bạn, trong tình huống này, hành xử của đối tượng nào đúng và đối tượng nào sai? Hãy phân tích và giải thích lý do.” cho mình hỏi trường hợp này làm như thế nào ạ