Tháng Tư 20, 2024

LOGISTICS VIỆT NAM

Kết nối – Hỗ trợ – Chia sẻ

Nội Dung Trên Chứng Từ Thanh Toán LC

Nội Dung Trên Chứng Từ Thanh Toán LC

Phương thức thanh toán LC là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến, được người dùng ưa chuộng về tính chặt chẽ và đảm bảo mức độ an toàn nhất định.

Vì thế, phương thức LC được đánh giá là phương thức thanh toán phức tạp nhất.

>>>> Xem thêm: Review học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Để thực hiện tốt phương thức thanh toán này, bạn cần hiểu hơn về các nội dung trên chứng từ LC được Hỏi đáp Logistics thể hiện dưới đây:

Contents

Nội dung trên chứng từ thanh toán LC

Nội dung trên chứng từ thanh toán LC cần lưu ý các thông tin dưới đây:

1. Số hiệu LC

Tất cả các LC đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện LC, hoặc để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán LC.

2. Địa điểm phát hành thanh toán LC:

Là nơi NHPH viết cam kết thanh toán cho Người thụ hưởng. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật quốc gia giải quyết những tranh chấp về LC.

3. Ngày phát hành LC (Date of Issuance):

– Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của LC.

– Ngày phát sinh sự cam kết của NHPH với người thụ hưởng.

– Ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà nhập khẩu | trong việc hoàn trả cho NHPH thanh toán LC.

– Là mốc để nhà xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở LC đúng hạn như quy định trong hợp đồng ngoại thương hay không.

Thông thường, LC được nhà nhập khẩu mở trước ngày giao hàng một thời gian nhất định để nhà xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị hàng gửi đi. Nêu LC được mở sớm thì có lợi cho người xuất khẩu có đủ điều GA, tốt cho chuyến hàng gửi đi.

Nhưng ngược lại, nếu mở LC quá sớm trước ngày giao hàng, thì bên nhập khẩu sẽ bị đọng vốn vì phải ký quỹ mở C. Vì vậy, thời điểm mở LC cần phải hợp lý cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.

4. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến thanh toán LC:

Các thương nhân: Người yêu cầu, người thụ hưởng (hoặc người thụ hưởng thứ nhất và người thụ hưởng thứ hai nếu là LC chuyển nhượng)

Các ngân hàng: NHPH, NHẮN, NHTB, NHĐCĐ…

Các cơ quan, tổ chức: Cơ quan cấp các chứng từ liên quan như: Bộ thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Cơ quan hải quan, tổ chức kiểm định hàng hóa, người chuyên chở, công ty bảo hiểm…

5. Số tiền, loại tiền, số lượng, đơn giá (Credit Currency and Amount):

Số tiền của LC vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Nếu số tiền bằng số và bằng chữ khác nhau thì người thụ hưởng phải làm thủ tục tiến hành sửa đổi LC. Gắn liền với số tiền là đơn vị tiền tệ và phải rõ ràng. Để tránh nhầm lẫn, khi viết đơn vị tiền tệ nên tham chiếu tiêu chuẩn ISO về ký hiệu tiền tệ.

Ví dụ, cùng là đôla, như đô la Mỹ có ký hiệu là USD, đô la Hồng Kông là HKD, của Singapore là SGD, đô la Úc là AUD…

Quy tắc về số tiền, khối lượng và đơn giá:

a/ Nếu các từ “About” hay “Approximately” được sử dụng để nói về “Số tiền”, hoặc “Khối lượng”, hoặc “Đơn giá” thì được hiểu là cho phép một dung sai +10% đối với “Số tiền”, hoặc “Khối lượng”, hoặc “Đơn giá” mà từ ấy nói đến (thường các từ “About or Approximately” đứng trước từ muốn nói).

b/ Trừ khi khối lượng được tính bằng “chiếc, cái, bao, bộ…”, hoặc LC quy định khối lượng không được hơn hay kém, thì một dung sai +5% khối lượng giao hàng mỗi lần là được phép, miễn là tổng số tiền đòi không vượt quá số tiền của LC.

c/ Trừ khi LC quy định một dung sai cụ thể, hoặc sử dụng các từ “About or Approximately”, hoặc quy định khối lượng được tính bằng “chiếc, cái, bao, bộ…”, thì ngay cả khi giao hàng từng phần bị cấm, một dung sai giảm đến 5% số tiền LC là được phép, miễn là khối lượng giao đủ và đơn giá không giảm.

Nội Dung Trên Chứng Từ Thanh Toán LC

6. Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình LC:

Là thời hạn mà NHPH cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định của LC.

– Thời hạn của LC được tính từ ngày mở LC (Date of Issuance) đến ngày hết hiệu lực của LC (Expiry Date).

– Việc xác định thời hạn hiệu lực của LC phải đảm bảo các nguyên tắc:

+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của LC và không được trùng với ngày hết hạn của LC.

+ Ngày mở LC phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý và không được trùng với ngày giao hàng. Thời gian hợp lý này được tính tối | thiểu bằng tổng số ngày cần thiết để thông báo mở LC, số ngày lưu LC ở NHTB, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập khẩu.

+ Ngày hết hạn hiệu lực LC phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Thời gian này bao gồm số ngày chuyển chứng từ nơi giao hàng đến cơ quan của nhà xuất khẩu, số ngày lập bộ chứng từ, số ngày lưu giữ chứng từ tại NHTB, số ngày vận chuyển chứng từ đến NHPH (hay ngân hàng trả tiền).

– Địa điểm của ngân hàng mà tại đó LC có giá trị là địa điểm xuất trình chứng từ và được xem là địa điểm xuất trình bổ sung đối với NHPH. Địa điểm xuất trình của LC có giá trị tự do là địa điểm của bất kỳ ngân hàng nào.

7. Thời hạn trả tiền của LC (LC tenor):

– Liên quan đến việc trả tiền ngay hay kỳ hạn, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định trong hợp đồng ngoại thương.

– Nếu trả tiền ngay (LC At Sight), thì điều khoản về ký phát hối phiếu của LC sẽ là: “available against presentation of your draft at sight on…” (thanh toán khi xuất trình hối phiếu trả tiền ngay…”.

– Nếu trả tiền có kỳ hạn (Acceptance hay Deferred LC) thì thời hạn trả tiền có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của LC, nhưng điều quan trọng là, những hối phiếu hay chứng từ phải được xuất trình để chấp nhận thanh toán trong thời hạn hiệu lực của thanh toán LC.

8. Thời hạn giao hàng (Shipment Poriod):

Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương mà thời hạn giao hàng cũng quy quy định trong LC. Có nhiều cách quy định thời hạn giao hàng, như:

  • Ngày giao hàng chậm nhất.
  • Không được giao hàng trước một ngày nhất định. .
  • Trước khi LC hết hạn một số ngày nhất định.
  • Trong một khoảng thời gian nhất định…

9. Những nội dung liên quan đến hàng hoá:

Như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu v.. cũng được ghi vào LC. Để bảo đảm bức điện được truyền đi một cách an toàn, chính xác và đầy đủ, thì dung lượng bức điện phải có giới hạn.

Vì vậy, nếu nội dung mô tả hàng hóa phức tạp, dài thì mục. mô tả hàng hóa chỉ được thể hiện vắn tắt trong bức điện, còn nội dung chi tiết sẽ được gửi bằng thư hoặc các bức điện bổ sung (MT701, MT799).

Trong thực tế, nhà NK thường cho rằng phải mô tả hàng hoá thật chi tiết, đầy đủ trong LC để tự bảo vệ mình, nhưng mong muốn của nhà NK là vô nghĩa, bởi vì người lập hoá đơn thương mại mà trên đó thể hiện chi tiết hàng hóa lại do người thụ hưởng lập. Chỉ có điều, càng nhiều chi tiết mô tả hàng hóa càng phức tạp trong khâu kiểm tra chứng từ mà thôi.

Đối với người NK, để tránh tình trạng nhận hàng không đúng mà vẫn phải trả tiền, thì phải quy định chặt chẽ trong LC về bộ chứng từ xuất trình, sao cho các chứng từ phản ánh đúng hàng hoá mình mua.

10. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá:

Bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR…), nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và nơi trả hàng v.v. Ngoài các nội dung này, thì trong LC cũng quy định là “hàng hóa có được phép chuyển tải hay không?”.

Điều này là vì, nếu hàng hóa phải chuyển tải trong quá trình vận chuyển từ nơi gửi hàng đến nơi trả hàng có nhiều khả năng ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng hàng hóa.

Vì sự bốc dỡ hàng từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác có thể gây ra cho hàng hóa dễ bị bể, gãy, thất thoát, hao hụt, làm rách bao bì… Cho nên, những hàng hóa dễ bị tổn thất trong quá trình chuyển tải thì LC cấm chuyển tải.

11. Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình:

– Đây là nội dung quan trọng của LC, vì bộ chứng từ quy định theo LC là bằng chứng chứng minh người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao | hàng đúng như LC đã quy định.

– Nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp, thì NHPH sẽ thanh toán tiền. hàng cho nhà xuất khẩu.

– Bộ chứng từ do LC quy định nhiều hay ít tùy theo tính chất hàng hoá, quy định của nước nhập khẩu và sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán, nhất là đối với người mua. Nội dung quy định chứng từ bao gồm: Số loại chứng từ, số lượng mỗi loại; bản chính hay bản sao, người phát hành,…

– Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng thực hiện thanh toán trên cơ sở chứng từ, chứ không dựa vào hàng hoá. Các chứng từ thương mại quốc tế rất quan trọng bởi chúng kiểm soát sự vận động của hàng hoá. Nhà xuất khẩu có nhận được tiền hay không, và nhanh hay chậm phụ thuộc vào chứng từ.

Vì vậy, yêu cầu lập chứng từ phải nghiêm ngặt, hoàn hảo, phù hợp với những điều khoản và điều kiện của LC.

Mong rằng bài viết của Hỏi đáp logistics giúp bạn sẽ biết rõ hơn về Nội Dung Trên Chứng Từ Thanh Toán LC. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận bên dưới.

>>>>>Xem thêm:

Hối Phiếu Là ? Cách Viết Hối Phiếu – Bill of Exchange

Thuế Nhập Khẩu Ưu Đãi Là Gì

Phí CIC Là GìPhí CIC người bán hay người mua phải trả

Letter of Credit Là Gì?

Từ khóa liên quan: hối phiếu là gì, mẫu hối phiếu, cách viết hối phiếu, bill of exchange, bill of exchange mẫu, bill of exchange là gì, cách viết bill of exchange

Rate this post