Tháng Tư 25, 2024

LOGISTICS VIỆT NAM

Kết nối – Hỗ trợ – Chia sẻ

cách tính thuế nhập khẩu ưu đãu

Thuế Nhập Khẩu Ưu Đãi Là Gì? Cách Tính Thuế Nhập Khẩu Ưu Đãi

Thuế Nhập Khẩu Ưu Đãi Là Gì? Cách Tính Thuế Nhập Khẩu Ưu Đãi như thế nào? là thắc mắc của rất nhiều người khi mới bắt đầu nhập khẩu hàng hóa. Nếu bạn có dự định nhập khẩu mặt hàng nào đó về Việt Nam mà chưa biết về thuế nhập khẩu của mặt hàng này, hãy theo dõi ngay nội dung dưới đây.

>>>> Xem thêm: Review học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Contents

1.Thuế nhập khẩu ưu đãi là gì?

1.1.Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt nam và các nước trên thế giới. Mục đích quan trọng của thuế xuất nhập khẩu là gì? Chính là bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính. Thuế xuất nhập khẩu chỉ thu một lần, áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch.

Hàng hóa mậu dịch có hợp đồng mua bán, số lượng và xuất nhập khẩu không giới hạn. Doanh nghiệp nhập về mục đích sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chất hàng hóa, giao dịch được xác nhận sẽ xuất hóa đơn, đóng các loại thuế. Hàng mậu dịch được công nhận là hàng xuất, nhập khẩu chính ngạch không phải đi tiểu ngạch – mua bán không xuất hóa đơn.

Hàng phi mậu dịch là hàng hóa không phải thanh toán có tính chất hàng hóa không phải dùng để bán, là biếu tặng, hàng mẫu, quảng cáo, viện trợ…Không cần hợp đồng mà sẽ thay bằng thu thỏa thuận, khi nhập phi mậu dịch sẽ không chịu thuế đầu vào nhưng vẫn phải trả các chi phí hải quan.

cách tính thuế nhập khẩu

1.2.Thuế suất ưu đãi

Mỗi loại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta mà thuộc mặt hàng phải chịu thuế thì có thể bị áp dụng một trong ba loại thuế suất là: ưu đãi, ưu đãi đặc biệt và thông thường. Như vậy, thuế suất là một loại trong đó và tùy từng trường hợp sẽ phải áp dụng loại thuế suất này.
Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
Đối xử tối huệ quốc hay còn gọi là MFN trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới thông qua các hiệp định thương mại. Tham khảo danh sách các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam tại Công văn 8678/TCHQ-TXNK ngày 09/9/2016. Được biết, hiện nay có 172 nước có thỏa thuận MFN với Việt Nam.
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
Tức là, hàng nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực có ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với nhau thì sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Ví dụ: ACFTA (ASEAN – TRUNG QUỐC); ATIGA (ASEAN – VIỆT NAM); AANZFTA (ASEAN – ÚC – NIUDIL N); AIFTA (ASEAN – ẤN ĐỘ); VJEPA (VIỆT NAM – NHẬT BẢN); AJCEP (ASEAN – NHẬT BẢN); AKFTA (ASEAN – HÀN QUỐC); VKFTA (VIỆT NAM – HÀN QUỐC); VCFTA (VIỆT NAM – CHI LÊ).
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng.
Hàng hóa nhập khẩu không có tên trong Danh mục của Biểu thuế xuất nhập khẩu thông thường tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 45/2017/QĐ-TTg và không thuộc trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt thuộc các trường hợp 1 và 2 nêu trên thì áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.
Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường. Danh mục (mô tả hàng hóa và mã hàng 08 chữ số) của các mặt hàng có mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi bằng 0% quy định tại mục I, mục II Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.

Như vậy có thể hiểu rằng thuế nhập khẩu ưu đãi là mức thuế dành cho những sản phẩm có trong danh mục được hưởng mức thuế suất ưu đãi

2.Cách tính thuế nhập khẩu ưu đãi

Để tính được thuế nhập khẩu, doanh nghiệp cần xác định được mức thuế suất của mặt hàng dựa theo mã HS code của hãng hóa đó.
Mỗi năm sẽ có bản cập nhật biểu thuế xuất nhập khẩu riêng, vì thế đối với hàng hóa có mã HS riêng, sẽ áp dụng với mức thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu khác nhau căn cứ theo thuế suất hàng hóa. Từ đó, bạn sẽ xác định được mức thuế mà lô hàng đó phải chịu.
Bên cạnh đó, bạn cần căn cứ theo một số tiêu chí dưới đây:
– Điều kiện giao hàng: ví dụ FOB cảng đi BKK (Bangkok – Thái Lan) – cảng đến HPH (Hải Phòng – Việt Nam), với từng điều kiện giao hàng thì trị giá tính thuế của lô hàng sẽ khác nhau.
– Cước vận chuyển
– Danh mục hàng hóa: trong một lô hàng của bạn, có thể có nhiều loại mặt hàng khác nhau, bạn cần có thông tin chi tiết về trị giá của hàng, hàng có C/O ưu đãi hay không,..Mỗi mặt hàng sẽ có mã HS code khác nhau và chịu các loại thuế khác nhau nên bạn cần tính thuế riêng cho mỗi loại hàng hóa, sau đó cộng lại để ra thuế phải nộp của cả 1 lô hàng.
– Bạn phải xác định được trị giá tính thuế (trị giá hải quan): Với hàng Nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập khẩu nhập đầu tiên (thường gọi là giá CIF); với hàng Xuất khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu xuất (thường gọi là giá FOB), bao gồm:
+ Tiền hàng
+ Cước vận chuyển quốc tế, các loại phụ phí (nếu có)
+ Các khoản phải cộng khác (bao bì, môi giới, bản quyền, đóng gói,…)
Tính thuế nhập khẩu/xuất khẩu
Công thức tính thuế nhập khẩu/xuất khẩu:
TNK/TXK = TGTT x TS
Trong đó:
TGTT = Tiền hàng + cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng + các khoản phải cộng.
TS: tùy thuộc vào mã HS code để tra ra mức thuế suất, hoặc hàng hóa có Certificate of Origin (C/O) ưu đãi sẽ áp dụng mức thuế suất của hàng có chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O.

Mong rằng bài viết về thuế nhập khẩu ưu đãi của Hỏi đáp logistics giúp bạn sẽ biết cách tính thuế nhập khẩu ưu đãi cho mặt hàng của bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận bên dưới.

Xem thêm:

Phí CIC Là Gì? Phí CIC người bán hay người mua phải trả

Letter of Credit Là Gì?

Rate this post