Tháng Tư 30, 2024

LOGISTICS VIỆT NAM

Kết nối – Hỗ trợ – Chia sẻ

co-la-gi-cac-loai-co

C/O là gì? Các loại C/O

Đối với người xuất khẩu, C/O là bằng chứng để nước xuất khẩu chứng minh xuất xứ của hàng giao là phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương. Đối với người nhập khẩu, C/O là cơ sở xác định sản phẩm mà họ mua có xuất xứ từ nước mà họ muốn và là căn cứ để người nhập khẩu được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Cùng Hỏi đáp Logistics tìm hiểu C/O là gì và C/O có những loại gì ở bài viết dưới đây nhé!

 C/O và các loại C/O

1. C/O là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin ) là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó. hoc chung chi ke toan truong

Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu.

2. Các loại C/O

xuat-xu-hang-hoa

– C/O form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP

– C/O form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT học chứng chỉ hành nghề kế toán ở đâu

– C/O form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1)

– C/O form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào

– C/O form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2) các loại lc trong thanh toán quốc tế

– C/O form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN +3) 

– C/O form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP d. o

– C/O form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi

– C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)

– C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU 

– C/O form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico mẫu 08 thông tư 95/2016/tt-btc

– C/O form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela

– C/O form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru

Trường hợp hàng xuất khẩu không cấp được C/O, theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, đề nghị của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể cấp Giấy chứng nhận về thực trạng hàng hóa như: chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất, chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam. tự học đầu tư chứng khoán

Hy vọng bài viết trên về C/O hữu ích với bạn đọc.

>>> Xem thêm: Các phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất tại Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)