Tháng Tư 28, 2024

LOGISTICS VIỆT NAM

Kết nối – Hỗ trợ – Chia sẻ

cif là gì

CIF là gì trong xuất nhập khẩu? Giá CIF bao gồm những gì?

Việt Nam chúng ta thường mua CIF bán FOB. Vậy CIF là gì trong xuất nhập khẩu? Lợi thế khi ta sử dụng điều kiện CIF là như thế nào? Cách tính giá của điều kiện này ra sao cùng Hỏi Đáp Logistics tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Contents

1. CIF là gì trong xuất nhập khẩu?

Định nghĩa CIF là gì?CIF viết tắt của từ gì?

Điều kiện CIF là một trong 11 điều kiện Incoterm (điều kiện về giao hàng quốc tế)

cif trong xuất nhập khẩu là gì

CIF (Cost, Insurance and Freight ) dịch là tiền hàng, phí bảo hiểm và cước tàu. Điều kiện CIF được dùng cho phương thức vận tải đường biển hoặc thủy nội địa. Địa điểm chuyển giao rủi ro là khi hàng đã được đặt an toàn trên tàu tại cảng đi.

Trong hợp đồng thương mại, điều kiện CIF được viết như sau:

Điều kiện CIF + Cảng đích + Incoterms 2020

Ví dụ: CIF Hai Phong Port,incoterms 2020

Trách nhiệm của người bán và người mua khi áp dụng điều kiện CIF

Với điều kiện CIF (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)

Người bán có trách nhiệm:

  • Chuẩn bị hàng hóa và chứng từ theo đúng yêu cầu đã ký trong hợp đồng ngoại thương.
  • Thuê phương tiện vận tải chặng chính (thuê tàu) và mua bảo hiểm cho lô hàng. Với điều kiện này trong phiên bản incoterm 2020, bảo hiểm mua bắt buộc phải là bảo hiểm loại A. Bảo hiểm được mua chậm nhất là ngày giao hàng lên tàu và có thời hạn ít nhất là khi tàu cập cảng đến quy định.
  • Trucking nội địa, làm thủ tục hải quan hàng xuất, đóng các khoản phí và phụ phí (Local charges) như phí THC, Phí Handling, Phí D/O

Xem thêm: Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu

  • Thanh lý hải quan, vào sổ tàu, xếp hàng hóa an toàn lên tàu. Sau thời điểm này, có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với lô hàng thì người bán không phải chịu trách nhiệm.

Người mua có trách nhiệm:

  • Người mua phải thanh toán và nhận hàng tại cảng đến theo quy định trong hợp đồng.
  • Làm thủ tục thông quan nhập khẩu và đóng các phí local charge đầu nhập
  • Trucking nội địa về kho của người mua.

Lộ trình học xuất nhập khẩu cho người chưa biết gì

2. Các yếu tố bao gồm trong giá CIF

Với điều kiện CIF, người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho của người bán ra cảng xuất, làm thủ tục hải quan, và đồng thời chịu toàn bộ chi phí thuê tàu, phí bảo hiểm cho lô hàng.

Do vậy, khi hai bên ký với nhau là giá CIF, thì điều này có nghĩa là giá của lô hàng đã bao gồm giá bán lô hàng, chi phí vận chuyển nội địa và chặng chính ( thuê tàu) chi phí hải quan và chi phí bảo hiểm lô hàng.

3. Cách tính giá CIF

Giá CIF được tính bằng công thức:

Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải đường biển + Phí bảo hiểm hàng hóa

Yếu tố ảnh hưởng đến giá CIF

Giá CIF phụ thuộc nhiều vào cước vận tải chặng chính do vậy để mua được lô hàng với giá rẻ hơn/ hay bán lô hàng với giá cao hơn thì ta nên giành quyền thuê tàu biển.

Các bước cơ bản để tính giá CIF

Bước 1: Xác định các đầu mục chi phí

  • Chi phí trucking nội địa
  • Phí làm thủ tục hải quan
  • Cước tàu biển
  • Local charge đầu xuất
  • Phí bảo hiểm

Bước 2: Cộng tổng các chi phí trên

Ví dụ minh họa về cách tính giá CIF

Công ty A nhập khẩu một lô hàng 1 container 20’DC: 50.0000 USD theo điều kiện CIF với giá trên

  • Cảng đi: Qingdao (Trung Quốc), cảng đến Hải Phòng
  • Chi phí vận chuyển từ kho người bán tới cảng Qingdao: 100 USD
  • Local charge đầu xuất (cảng Qingdao): 280 USD
  • Chi phí dịch vụ hải quan đầu xuất: 50 USD
  • Cước tàu từ Qingdao về cảng Hải Phòng: 310 USD
  • Chi phí bảo hiểm cho lô hàng: 100 USD
  • Local charges đầu nhập (cảng Hải Phòng): 230 USD
  • Chi phí dịch vụ hải quan đầu nhập: 50 USD
  • Chi phí vận chuyển từ cảng Hải Phòng về kho của công ty A: 150 USD

Tính giá cho lô hàng nhập khẩu trên.

Bài làm

Giá CIF được tính cho đến cửa khẩu nhập

Giá CIF= giá xuất xưởng lô hàng +Chi phí vận chuyển từ kho người bán tới cảng Qingdao + Local charge đầu xuất (cảng Qingdao)+ Chi phí dịch vụ hải quan đầu xuất + Cước tàu từ Qingdao về cảng Hải Phòng + Chi phí bảo hiểm cho lô hàng

= 50.000+ 100 + 280 + 50 + 310 + 100 = 50.840 (usd)

4. So sánh giữa điều kiện giao hàng CIF và FOB, EXW

Điều kiện FOB: (Free On Board): Giao hàng lên tàu

Điều kiện EXW: (Ex work): giao hàng tại xưởng, được sử dụng cho mọi phương thức vận tải. điều kiện EXW tối thiểu trách nhiệm của người bán, người bán chuẩn bị hàng và đặt tại kho của mình là hết trách nhiệm.

Người mua có tối đa trách nhiệm, làm hết các công việc còn lại.

Chúng ta thường so sánh giữa điều kiện FOB và CIF hơn.

Giống nhau giữa điều kiện CIF và FOB

  • Người bán (seller) có trách nhiệm làm thủ tục hải quan và đóng local charge đầu xuất và người mua (buyer) làm thủ tục hải quan và đóng local charge đầu nhập.
  • Địa điểm chuyển giao rủi ro: cảng xếp hàng (cảng xuất).
  • Là hai điều kiện được sử dụng nhiều, dùng cho vận tải đường biển và thuỷ nội địa

Khác nhau

  • FOB: Người bán không có trách nhiệm phải book tàu, việc mua bảo hiểm cho lô hàng là tự nguyện.
  • CIF: Người bán có trách nhiệm book tàu, người bán bắt buộc phải mua bảo hiểm cho lô hàng với điều kiện bảo hiểm cao nhất – loại A.

Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

5. Lợi ích và hạn chế của CIF trong xuất nhập khẩu

Lợi ích của việc sử dụng CIF

Với điều kiện CIF, người bán sẽ giành được quyền thuê phương tiện vận tải chặng chính, chủ động đàm phán với hãng tàu để book được giá mềm hơn cũng như chủ động được thời gian vận chuyển hơn. Trong điều kiện có nhiều người bán, ai thuê được phương tiện rẻ hơn sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Hạn chế của điều kiện CIF

Không nên sử dụng điều kiện này với hàng hóa giá trị cao, cần bảo hiểm đặc biệt từ người mua Vì khi dùng điều kiện này, người mua giao hàng lên tàu là hết trách nhiệm mọi rủi ro sau này đều do nhà bảo hiểm với người mua chịu hết.

Nếu người mua có khả năng book tàu với giá rẻ hơn thì nên sử dụng điều kiện FOB.

Kết luận: Điều kiện CIF thường được sử dụng ở nước ta vì vậy chúng ta cần hiểu và nắm rõ điều kiện trước khi áp dụng nhé

Để nắm rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Logistics bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi cũng có nhiều chia sẻ về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt để bạn tham khảo, mong rằng hữu ích với bạn.

5/5 - (1 bình chọn)