Hình thức thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa đều là việc chuyển giao các phương tiện tài chính từ một bên sang một bên khác. Từ đó giúp trao đổi hàng hóa, dịch vụ trở nên thuận lợi hơn.
Để đánh giá một cách rõ rệt hơn về điểm khác biệt giữa hai hình thức thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa này, bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây:
1.Thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này đối với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
a.Cơ sở:
Thật hiếm khi một quốc gia lại tự sản xuất mọi thứ, mọi mặt hàng mà mình cần. Điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển và các yếu tố khác của mỗi nước xác định và năng lực sản xuất của nước đó là khác nhau.
Điều này nói lên rằng các quốc gia luôn phụ thuộc lẫn nhau về rất nhiều loại hàng hóa cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng. Kết quả là một nước sẽ nhập khẩu những hàng hóa với giá rẻ đồng thời xuất khẩu những hàng hóa có xu thế về năng suất lao động nhằm tận dụng những lợi thế so sánh trong ngoại thương. Từ đó hình thành quan hệ ngoại thương giữa các nước với nhau và hoạt động thanh toán quốc tế cũng được phát sinh.
Tóm lại, cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế chính là hoạt động ngoại thương. Ngày nay, nói đến ngoại thương và nói đến thanh toán quốc tế và ngược lại.
b.Phương thức thanh toán:
- Phương thức chuyển tiền:
Trong thanh toán quốc tế, một khách hàng (người trả tiền) có thể yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng hai cách: Chuyển tiền điện hay chuyển tiền bằng thư. Phân biệt nội dung 2 cách này là thời gian nhanh hay chậm, phí cao hay thấp. Nếu khách hàng chuyển tiền ra nước ngoài thì việc thanh toán thực hiện bằng ngoại tệ, nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá…
- Phương thức ủy thác thu hay nhờ thu:
Đây là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn tất nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra. Phương thức nhờ thu gồm nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
- Phương thức tín dụng chứng từ:
Là một phương thức thanh toán liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được bảo đảm thanh toán nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với quy định đề ra. Phương thức thanh toán bằng L/C cũng có thể được hiểu là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu.
- Phương thức thư tín dụng:
Là một sự thỏa thuận, trong đó một Ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng, sẽ trả một số tiền nhất định, cho một người thứ ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho Ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đã đề ra trong thư tín dụng. Các loại thư tín dụng Thương mại chủ yếu gồm:
Thư tín dụng có thể huỷ ngang; Thư tín dụng không thể huỷ ngang; Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận; Thư tín dụng chuyển nhượng. Đây là một nghiệp vụ được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách hàng trong điều kiện quốc tế hoá thị trường hiện nay.
c.Các điều kiện thanh toán quốc tế:
- Điều kiện tiền tệ:
Trong thanh toán quốc tế các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một nước nào đó. Vì vậy, trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định tiền tệ. Điều kiện này quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán trong hợp đồng ngoại thương và hiệp định ký kết giữa các nước.
- Điều kiện về địa điểm thanh toán:
Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa các bên. Địa điểm thanh toán có thể là nước nhập khẩu hoặc nước người xuất khẩu hay có thể là một nước thứ 3.
- Điều kiện về thời gian thanh toán:
+Trả tiền trước là việc bên nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu.
+Trả tiền ngay là việc người nhập khẩu trả tiền sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định hoặc sau khi người nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định.
+Trả tiền sau là việc người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu sau một khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng.
- Điều kiện về phương thức thanh toán:
Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà người mua và người bán có thể thỏa thuận để xác định phương thức thanh toán cho phù hợp.
d.Chủ thể tham gia:
Những người cư trú hoặc phi cư trú, không phân biệt là chung quốc tịch hay khác quốc tịch
e.Phạm vi:
Diễn ra trên phạm vi toàn cầu
f.Liên hệ:
Ở Việt Nam, đối tượng khách hàng chủ yếu sử dụng dịch vụ TTQT của ngân hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán giúp các doanh nghiệp giải quyết khâu thanh toán cho các hợp đồng ngoại thương để hoàn tất thương vụ. Nhìn chung, sản phẩm TTQT của các ngân hàng tương đối giống nhau, bao gồm các sản phẩm cơ bản như chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng (L/C) và các sản phẩm khác.
Quá trình cung cấp các sản phẩm TTQT của ngân hàng rất cần sự hỗ trợ của công nghệ. Công nghệ giúp các bên liên quan, nhất là các ngân hàng, xóa nhòa sự trở ngại về khoảng cách địa lý để có thể trao đổi thông tin và thực hiện các giao dịch TTQT một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và bảo mật.
2.Thanh toán nội địa
Thanh toán giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước hoặc hợp đồng dịch vụ trong một quốc gia, sử dụng đồng nội tệ.
a.Cơ sở:
Cơ sở hình thành các hoạt động thanh toán nội địa là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong một quốc gia.
b.Phương thức thanh toán:
- Thẻ nội địa
Thẻ thanh toán nội địa là loại thẻ do Ngân hàng phát hành cho khách hàng chỉ nhằm mục đích thanh toán và tiêu dùng trong phạm vị quốc gia phát hành thẻ đấy.
- Chuyển tiền qua internet banking
- Tiền mặt
- Séc
c.Chủ thể tham gia:
Người cư trú trên cùng một quốc gia và chung một quốc tịch
d.Phạm vi:
– Diễn ra trên phạm vi một quốc gia
e.Liên hệ:
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin việc thanh toán nội địa đã trở nên nhanh chóng và tiện ích hơn khi sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán Ví điện tử, …vv
Trên đây là những điểm so sánh giữa hai hình thức thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức thực tế bạn có thể tham khảo khóa học logistics thực tế tại trung tâm uy tín.
>> Xem thêm:
- FCA là gì? Nội dung điều khoản FCA trong Incoterms 2020
- Hỏi đáp về Incoterms
- FOB Là Gì? Cách Tính Giá FOB Là Gì?
Xem thêm
Thông Tin Hàng Tàu Hapag-Lloyd – Cách Đọc Booking Hapag-Lloyd
Trung Tâm Phân Phối Là Gì? Chi Tiết Về Trung Tâm Phân Phối
Hàng Consol Là Gì? Phân Biệt Hàng Consol Và Hàng Lẻ LCL