Vận tải đa phương thức là gì? Có nhiều phương thức vận tải để vận chuyển hàng hóa từ các nước trên thế giới hoặc nội địa. Vận tải đa phương thức là một trong những phương thức được lựa chọn nhiều vì những lợi ích mà nó đem lại. Tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết sau của Hỏi đáp Logistics.
1. Vận Tải Đa Phương Thức Là Gì?
Vận tải đa phương thức quốc tế (hoặc vận tải liên hợp) là quá trình vận chuyển hàng hóa được thực hiện bằng hai phương thức vận tải khác nhau trở lên từ một địa điểm ở một nước tới một địa điểm chỉ định tại một nước khác nhằm mục đích giao – nhận hàng hóa, được triển khai qua đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không và đường ống.
Quá trình thực hiện vận tải đa phương thức phải hoàn toàn dựa trên cơ sở một hợp đồng,, chứng từ vận tải cho toàn chặng vận chuyển và chỉ do một người chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở đó.
Vận tải đa phương thức nội địa là loại hình vận tải được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Đặc điểm của vận tải đa phương thức
- Quá trình vận tải phải có từ 2 phương thức vận tải trở lên.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức có tư cách như người chủ ủy thác, không phải như đại lý của người gửi hàng hay của người chuyên chở tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển (từ khi nhận hàng để chuyên chở đến khi hàng đã đến nơi người nhận). Đối tượng đó sẽ chịu trách nhiệm theo một chế độ trách nhiệm nhất định, có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất hoặc từng chặng tùy theo sự thỏa thuận của hai bên.
- Đối với vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau.
Vận tải đa phương thức ngày càng phát triển và được khai thác nhiều hơn vì những lý do:
- Tăng tính hiệu quả về mặt chi phí cho hoạt động vận chuyển hàng hóa.
- Kết hợp sử dụng nhiều phương tiện vận tải khác nhau, có nhiều mức độ thân thiện với môi trường khác nhau thay vì sử dụng duy nhất một loại phương tiện nào đó có thể tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường tự nhiên (ví dụ: xe tải đời cũ).
- Việc đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế thúc đẩy giải quyết vấn đề quá tải trọng đối với một số phương thức vận tải, thông qua việc điều chỉnh cân đối tỷ trọng vận tải giữa các phương thức vận tải.
- Tiêu chuẩn hóa quy trình vận chuyển hàng hóa bằng container, trailer, pallet,… nhằm tận dụng lợi thế về quy mô của các đơn vị vận tải.
- Toàn cầu hóa thương mại và sản xuất phục vụ cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Lợi ích của vận tải đa phương thức
Hình thức vận tải này đang có những đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại quốc tế cũng như nền kinh tế quốc dân. Các giá trị cốt lõi vận tải đa phương thức mang lại có thể kể đến như:
- Giảm chi phí logistics & Just in time, từ đó giúp giảm giá thành hàng hóa và chi phí sản xuất.
- Mở rộng mạng lưới vận tải và có hiệu quả kinh tế cao: do khi phối hợp các phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn, hàng siêu trường, siêu trọng.
- Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng hàng hóa.
- Giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận nhanh chóng với thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế thông qua mạng lưới vận tải lớn và có tính liên kết cao.
- Thắt chặt quan hệ hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp và giảm thiểu những chứng từ không cần thiết cho quá trình vận chuyển hàng.
2. Ví Dụ Về Vận Tải Đa Phương Thức
a. Vận tải kết hợp của Sea/Air:
Theo hình thức này thì nhà vận tải đa phương thức (MTO – Multimodal Transport Operator) sẽ kết hợp hai hình thức vận tải là vận tải biển và vận tải hàng không nhằm kết hợp ưu điểm của hai phương thức vận tải này lại để đạt hiệu quả cao nhất. Đó là, tận dụng sức chở lớn và chi phí vận tải thấp của vận tải biển trong một chặng đường biển (từ nơi sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm và cần đem đi tiêu thụ) với tính ưu việt về mạng lưới quốc tế rộng khắp, tốc độ nhanh của vận tải đường hàng không.
b. Vận tải kết hợp của Air/Road:
Dịch vụ “nhặt và giao” (Pick up and delivery) của vận tải Ôtô gắn liền với vận tải hàng không.
Hình thức kết hợp này sẽ tận dụng được tính cơ động, linh hoạt của vận tải đường bộ (ô tô) như: ô tô có thể đi vào các cơ sở của người giao hàng (shipper) và những cơ sở của người nhận hàng (consignee) – một ưu thế trong vận tải “to door”; “from door” với tính ưu việt về mạng lưới quốc tế rộng khắp, tốc độ nhanh của vận tải đường hàng không. Hình thức này rất phổ biến khi thực hiện Express những kiện hàng nhỏ, giá trị cao, cần vận tải nhanh chóng, thư tín, chứng từ quan trọng…. Trong hình thức kết hợp này, vận tải ô tô đóng vai trò là gom hàng và phân phối hàng hóa ở hai đầu còn vận tải hàng không sẽ đảm nhận khâu vận tải chặng chính nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển và thời gian nhận/giao hàng sẽ nhanh hơn.
c. Vận tải kết hợp của Rail/Road (hay còn gọi Piggyback):
Đây là sự kết hợp tính an toàn, năng lực vận tải khá lớn và tốc độ nhanh của vận tải đường sắt với tính cơ động của vận tải Ôtô. Phương pháp này được sử dụng đầu tiên ở Mỹ gọi là Piggyback (moóc lưỡng dụng). Trong hình thức kết hợp này, vận tải ô tô đóng vai trò là gom hàng và phân phối hàng hóa ở hai đầu còn vận tải đường sắt sẽ đảm nhận khâu vận tải chặng chính nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển và thời gian nhận/giao hàng sẽ nhanh hơn, an toàn hơn.
d. Rail/Road/Inland Waterway-Sea – Rail/Road/Inland Waterway:
Kiểu kết hợp này thường được áp dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển từ nước này đến nước khác. Nhưng chặng vận tải “từ cửa” của nhà xuất khẩu tới cảng biển có thể là rất xa và có thể áp dụng các hình thức vận tải nội địa kết hợp lại.
e. Land Bridge: (cầu lục địa) Các tuyến quan trọng nhất là:
Cầu lục địa ở đây có thể hiểu là trong cả một chuỗi vận tải đa phương thức thì có một phương thức vận tải Bộ hoặc vận tải đường sắt đi xuyên qua cả một châu lục nhằm rút ngắn quãng đường vận chuyển đường biển xuống (vì nếu vận chuyển bằng đường biển thì phải đi qua các vùng biển, các eo biển thậm chí phải đi vòng xuống cực nam của các châu lục để vận chuyển hàng hóa đến cảng đích.
f. Mini-Bridge:
Container được vận chuyển từ một cảng của nước này đến một cảng của nước khác, sau đó được vận chuyển bằng đường sắt đến một thành phố cảng thứ hai của nước đến theo một vận đơn đi suốt do người chuyên chở đường biển cập. (Mỹ – Viễn Đông; Mỹ – Châu u; Mỹ – Australia…)
g. Micro bridge:
Hình thức này cũng tương tự như Mini bridge, chỉ khác là nơi kết thúc hành trình không phải là một thành phố cảng mà là một trung tâm công nghiệp, thương mại trong nội địa.
h. SEA Train: là hình thức vận tải kết hợp giữa vận tải đường sắt và vận tải đường bộ, trong đó, có một đoạn đường sắt vượt biển nhờ có phà biển, vận tải hàng hóa qua eo biển măng (Pháp – Anh)
Trên đây khái niệm về vận tải đa phương thức và ví dụ? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức thực tế bạn có thể tham khảo khóa học logistics thực tế tại trung tâm uy tín.
> > Xem thêm:
- Các phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất tại Việt Nam
- Vận đơn đường biển là gì? Cách đọc vận đơn đường biển
- Cargo Là Gì? Air Cargo Là Gì Trong Vận Chuyển Hàng Hóa
Xem thêm
Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu 2024
Bí Quyết Học Logistics Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu
CIF là gì trong xuất nhập khẩu? Giá CIF bao gồm những gì?