Tháng Mười 11, 2024

LOGISTICS VIỆT NAM

Kết nối – Hỗ trợ – Chia sẻ

thu-tuc-nhap-khau-hang-hoa-tai-viet-nam

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam

Nền kinh tế phát triển, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài ngày càng tăng cao.  Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, những cá thể kinh doanh lần đầu thực hiện nhập khẩu hàng hóa sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình làm thủ tục. Ở bài viết sau Hỏi đáp Logistics sẽ hướng dẫn Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam.

Contents

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam

1. Loại hình nhập khẩu hàng hóa

Nhập kinh doanh là loại hình nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán về Việt Nam để sau đó bán nội địa hoặc làm nguyên liệu phục vụ sản xuất (ra hàng hóa tiêu thụ trong nước).

Một số ví dụ minh họa cho loại hình nhập kinh doanh: mẫu giấy ủy quyền cá nhân

– Nhập khẩu hàng thiết bị thể thao, đồ dùng nhà bếp, dây điện từ Trung Quốc về Việt Nam để bán tại các cửa hàng;

– Nhập khẩu hạt nhựa từ Thái Lan để sản xuất sản phẩm nhựa tiêu thụ tại Việt nam

– Nhập khẩu gỗ từ Lào về để sản xuất đồ gỗ (dùng nội địa)

– Nhập thịt bò từ Nhật về để bán tại siêu thị… harmonized system (hs) code là gì

Ngoài ra, khi nhập khẩu doanh nghiệp nên chú ý xem hàng hóa đó có thuộc loại hình:

– Hàng có bị cấm nhập khẩu không?

– Hàng có cần giấy phép nhập khẩu không? Nếu có, của cơ quan nào?  

– Hàng có cần Công bố hợp quy không? Ví dụ: thực phẩm chức năng, đá ốp lát…, thì phải làm thủ tục này trước khi nhập hàng về. surrender bl

– Có cần kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan không? Nếu có, của cơ quan nào?

Việc tìm hiểu này quan trọng, tránh nhập phải mặt hàng cấm, hoặc không đủ thời gian xin giấy phép, hay không kịp Công bố chất lượng trước khi nhập hàng về.

Sau bước kiểm tra trên, khi mặt hàng muốn nhập không bị cấm, không cần giấy phép, hoặc sẽ thu xếp được giấy phép, Doanh nghiệp có thể yên tâm tìm hiểu tiếp các bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

2. Ký hợp đồng ngoại thương

ky-hop-dong-ngoai-thuong

Bước đầu tiên là việc đàm phán ký kết hợp đồng mua hàng với đối tác nước ngoài. Theo đó, hai bên sẽ thỏa thuận những điều kiện liên quan, trong đó có một số điều khoản chính như sau: 

– Tên hàng học đầu tư chứng khoán online

– Quy cách hàng hóa

– Số lượng / trọng lượng hàng

– Giá cả học xuất nhập khẩu

– Cách đóng gói

Và một số điều khoản quan trọng khác:

– Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW…),

– Thời gian giao hàng

– Thanh toán: thời hạn, phương thức thanh toán: bằng điện chuyển tiền (TT) hay tín dụng thư (L/C)…

– Chứng từ hàng hóa người bán phải gửi người mua chứng chỉ hành nghề kế toán là gì

3. Vận chuyển hàng

Đến bước này, hai bên sẽ thu xếp vận chuyển hàng theo điều kiện đã thỏa thuận. Trách nhiệm của mỗi bên đến đâu, sẽ theo quy định trong hợp đồng.

Bạn có thể căn cứ vào điều kiện giao hàng nêu trên (FOB, CIF…), và tham khảo trong Các điều kiện thương mại quốc tế – Incoterms (bản 2000 hoặc 2010), để biết hàng hóa chuyển giao cho mình từ thời điểm nào, và trách nhiệm của mình gồm những gì.

Tóm tắt sơ bộ 4 điều kiện phổ biến như dưới đây:

Điều kiện thương mại Trách nhiệm của người mua Ghi chú
Ex.Work
  • Vận tải bộ ở nước XK
  • Thủ tục hải quan nước XK
  • Vận tải biển
  • Mua bảo hiểm hàng
  • Thủ tục hải quan ở VN
  • Vận tải bộ ở VN
Trách nhiệm của người mua là lớn nhất. hoc ke toan truong o dau
FOB
  • Vận tải biển
  • Mua bảo hiểm hàng
  • Thủ tục hải quan ở VN
  • Vận tải bộ ở VN
CIF
  • Thủ tục hải quan ở VN
  • Vận tải bộ ở VN
DDU khóa học chứng chỉ kế toán trưởng Cung cấp chứng từ để người bán làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Cụ thể hơn, theo điều kiện CIF, người bán thuê công ty vận chuyển (hãng tàu) và mua bảo hiểm hàng, đưa hàng đến cảng dỡ (chẳng hạn Cát Lái). Bạn là người mua hàng, sẽ làm thủ tục hải quan tại Cát Lái & tự thuê vận tải bộ kéo hàng về kho.

Với điều kiện FOB, bạn sẽ tự thu xếp chặng vận tải biển & mua bảo hiểm cho hàng. Bạn cũng cần lưu ý, với cả 2 điều kiện này, trách nhiệm của người bán hàng sẽ đều chấm dứt khi hàng qua lan can tàu ở cảng xếp.

Với những điều kiện khác: ExWork, DDU… trách nhiệm của hai bên sẽ thay đổi, bạn tra cứu Incoterms, sẽ biết mình cần phải làm gì. mẫu hợp đồng mua bán đất

4. Thủ tục hải quan

thu-tuc-hai-quan

– Đối với hàng nhập khẩu theo điều kiện FOB và CIF, nhà nhập khẩu đều phải tự làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Doanh nghiệp có thể tự làm hoặc thuê công ty dịch vụ thông quan làm thay.

– Với những điều kiện như DDU, DDP (hoặc DAP) thì người bán sẽ làm thủ tục và chuyển hàng đến kho của bên nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu có nghĩa vụ phải cung cấp chứng từ cần thiết để kê khai hải quan.

– Để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa trong bước này, cần có bộ chứng từ để làm hồ sơ hải quan. Thông thường sau khi hàng xếp lên tàu tại cảng nước ngoài, người bán hàng gửi một bộ chứng từ gốc.

Chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm: mẫu phiếu thu tiền

– Bộ vận tải đơn (Bill of Lading): 3 bản chính

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)- 3 bản chính

– Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List):  3 bản chính

– Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): có thể theo mẫu D, E, AK… để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.

– Ngoài ra còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch … nếu có.

Căn cứ vào thông tin trên những chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet. thanh toán tt là gì

Đến đầu năm 2014, song song với việc truyền tờ khai trực tuyến (online), bạn vẫn cần chuẩn bị tờ khai gốc cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan (chi cục quản lý cảng dỡ hàng hoặc kho CFS giữ hàng). Tất nhiên tùy theo kết quả truyền tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ, mà bộ chứng từ cần nhiều hay ít. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên chuẩn bị sẵn những chứng từ đầy đủ như trường hợp tờ khai luồng Vàng.

Khi đó hồ sơ hải quan gồm:

– Bộ tờ khai hải quan & phụ lục (nếu nhiều mục hàng): 02 bản gốc

– Tờ khai trị giá tính thuế: 02 bản gốc

– Hợp đồng mua bán: 01 bản sao y

– Hóa đơn thương mại: 01 bản gốc (thay bằng bản sao theo quy định mới trong thông tư 128)

– Vận đơn & Lệnh giao hàng: 01 bản sao

– Giấy nộp thuế: 01 bản sao & 01 bản chính (để đối chiếu)

– Chứng từ khác: CO, kiểm tra chất lượng…

Doanh nghiệp XNK đem bộ hồ sơ tới đúng chi cục hải quan để thông quan hàng hóa. Sau đó xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi. Như vậy là xong công việc thủ tục nhập khẩu hàng hóa liên quan tới cơ quan hải quan.

5. Chuyển hàng về kho

kho-hang

Sau khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu xong, lúc này Doanh nghiệp chỉ cần bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình.

Thường thì, chủ hàng có thể thuê xe container hoặc xe tải nhỏ (với lô hàng lẻ LCL), chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp (hãng tàu hoặc công ty forwarding). Nhà xe sẽ vào cảng hoặc kho CFS lấy hàng rồi chở về địa điểm đích.

Nhiều chủ hàng e ngại việc thủ xếp nhiều công đoạn, họ sẽ thuê công ty giao nhận vận tải làm trọn gói tất cả các khâu dịch vụ: vận tải biển, thủ tục hải quan, vận tải bộ.

Bài viết trên Hỏi đáp Logistics đã hướng dẫn chi tiết và đầy đủ các thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam. Hy vọng hữu ích với bạn bạn đọc.

>>> Xem thêm: Những vấn đề người làm Logistics thường gặp 

5/5 - (1 bình chọn)