Tháng Tư 24, 2024

LOGISTICS VIỆT NAM

Kết nối – Hỗ trợ – Chia sẻ

Hỏi đáp bảo hiểm hàng hóa

Hỏi đáp về bảo hiểm hàng hóa

Bài viết dưới đây Hỏi đáp Logistics sẽ tổng hợp những câu hỏi, những tình huống thường gặp phải khi làm về bảo hiểm hàng hóa và những lời giải đáp của chuyên gia cho những câu hỏi này. Mong rằng sẽ hữu ích với bạn đọc!

TỔNG HỢP NHỮNG CÂU HỎI VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA

Câu 1: Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm A được quy định như­ thế nào?

Câu 2: Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm B được quy định như­ thế nào?

Câu 3: Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm C được quy định nh­ư thế nào?

Câu 4: Tại sao điều kiện bảo hiểm A không liệt kê các rủi ro được bảo hiểm mà chỉ liệt kê các rủi ro loại trừ?

Câu 5: Có gì khác nhau giữa điều kiện bảo hiểm B và điều kiện bảo hiểm C?

Câu 6: Tr­ường hợp hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm B hoặc điều kiện bảo hiểm C, người mua bảo hiểm muốn đề nghị người bảo hiểm nhận bảo hiểm thêm một hoặc một số rủi ro phụ có được không?

Câu 7: Người mua bảo hiểm có lợi ích gì khi mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm B hoặc C cộng thêm với một hoặc một vài rủi ro phụ? học kế toán thực hành tại tphcm

Câu 8: Tr­ường hợp tàu chở hàng bị mắc cạn dọc đ­ường, hàng hoá về đến tay chủ hàng muộn, chủ hàng bị mất cơ hội bán hàng hoặc phải bán hàng với giá hạ, những thiệt hại này có được người bảo hiểm bồi th­ường hay không?

Câu 9: Rủi ro tàu mất tích trong Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển được quy định như­ thế nào?

Câu 10: Chủ hàng muốn hàng hoá được bảo hiểm rủi ro chiến tranh thì phải làm thế nào?

Câu 11: Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển được quy định như thế nào?

Câu 12: Tr­ường hợp bên mua bảo hiểm chỉ muốn bảo hiểm cho hàng hoá từ khi xếp lên tàu cho đến khi dỡ ra khỏi tàu có được không? học về xuất nhập khẩu online

Câu 13: Giá trị bảo hiểm của hàng hoá được xác định trên cơ sở giá trị hàng hoá tại nơi gửi hàng hay tại nơi nhận hàng? tài liệu tin học văn phòng

Câu 14: Số tiền bảo hiểm hàng hoá được xác định như­ thế nào?

Câu 15: Thế nào là tổn thất toàn bộ thực tế, tr­ường hợp hàng hoá được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất này thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì việc giải quyết bồi th­ường sẽ được tiến hành như thế nào?

Câu 16: Tổn thất toàn bộ ư­ớc tính được hiểu thế nào? Có phải mọi tr­ường hợp người được bảo hiểm từ bỏ hàng hoá đều được người bảo hiểm bồi th­ường tổn thất toàn bộ ước tính hay không?

Câu 17: Cách tính và thanh toán bồi th­ường đối với tổn thất bộ phận được quy định nh­ư thế nào?

Câu 18: Tr­ường hợp hành trình có tổn thất chung, trách nhiệm của người bảo hiểm như­ thế nào?

Câu 19: Khi yêu cầu bồi th­ường, người được bảo hiểm cần hoàn tất thủ tục gì?

Hỏi đáp về bảo hiểm hàng hóa

GIẢI ĐÁP CỦA CHUYÊN GIA VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA

Câu 1: Theo điều kiện bảo hiểm A, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm, trừ các tr­ường hợp dưới đây:

  • Những mất mát, hư hỏng hay chi phí được quy là do việc làm xấu, cố ý của người được bảo hiểm;
  • Những mất mát, hư hỏng hay chi phí có nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ, dù chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây ra; hr c&b
  • Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do tàu hoặc sà lan không đủ khả năng đi biển và do tàu, sà lan, ph­ương tiện vận chuyển hoặc container không thích hợp cho việc vận chuyển an toàn nếu người được bảo hiểm hay người làm công cho họ được biết riêng về trạng thái không đủ khả năng đi biển hay không thích hợp đó vào thời gian bốc xếp hàng hoá;
  • Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do việc đóng gói hoặc chuẩn bị hàng hoá được bảo hiểm không đầy đủ, không thích hợp và do việc xếp hàng hỏng lên tàu.
  • Hàng hoá được bảo hiểm bị rò chảy thông th­ường, hao hụt trọng lượng, giảm thể tích thông th­ường hoặc hao mòn tự nhiên; học kế toán tổng hợp ở hà nội
  • Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do chủ tàu, người quản lý, người thuê tàu hay người điều hành tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính gây ra.
  • Xếp hàng quá tải (đối với hàng nguyên chuyến) hoặc xếp hàng sai quy cách, không bảo đảm an toàn cho hàng hoá khi vận chuyển;
  • Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do chiến tranh, đình công hoặc do khuyết tật vốn có hay tính chất riêng của hàng hoá được bảo hiểm.

Câu 2:

Loại trừ các rủi ro không được bảo hiểm như­ trong điều kiện bảo hiểm A, theo điều kiện bảo hiểm B, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về: khoa hoc ke toan truong

1 – Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau: (các nguyên nhân dưới đây không nhất thiết phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất mát, hư hỏng hàng hoá)

  • Cháy hoặc nổ;
  • Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
  • Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan, ph­ương tiện vận chuyển đâm va vào bất kỳ vật thể gì không kể nước;
  • Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;
  • Ph­ương tiện vận chuyển đ­ường bộ bị đổ hoặc trật bánh;
  • Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh. quy định về chứng chỉ bồi dưỡng kế toán viên

2 – Những mất mát, h­ư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau: (các nguyên nhân dưới đây nhất thiết phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất mát, hư hỏng hàng hoá)

  • Hy sinh tổn thất chung;
  • Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn trôi khỏi tàu;
  • Nước biển, nước sông, nước hồ chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, ph­ương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng.

3 – Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hoặc dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.

4 – Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc ph­ương tiện chở hàng bị mất tích.

Câu 3:

Loại trừ các rủi ro không được bảo hiểm như­ trong điều kiện bảo hiểm B, theo điều kiện bảo hiểm C, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về:

1 – Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau: (các nguyên nhân dưới đây không nhất thiết phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất mát, hư hỏng hàng hoá)

  • Cháy hoặc nổ;
  • Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
  • Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan, ph­ương tiện vận chuyển đâm va vào bất kỳ vật thể gì không kể nước;
  • Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;
  • Phương tiện vận chuyển đ­ường bộ bị đổ hoặc trật bánh;

2 – Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau: (các nguyên nhân dưới đây nhất thiết phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất mát, hư hỏng hàng hoá)

  • Hy sinh tổn thất chung;
  • Ném hàng khỏi tàu.

3 – Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng bị mất tích.

Câu 4:

Điều kiện bảo hiểm A là điều kiện bảo hiểm có phạm vi bảo hiểm rộng nhất, nó được coi là điều kiện bảo hiểm “mọi rủi ro”. Khi diễn đạt phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm A, người bảo hiểm chỉ liệt kê những rủi ro không được bảo hiểm mà không liệt kê các rủi ro được bảo hiểm. Điều đó có nghĩa là nếu nguyên nhân gây ra hư hỏng mất mát cho hàng hoá được bảo hiểm không phải do một trong các nguyên nhân loại trừ đã quy định thì mọi tổn thất và chi phí phát sinh cho đối tượng bảo hiểm đều thuộc trách nhiệm bồi th­ường của DNBH.

Câu 5:

Điều kiện bảo hiểm C có phạm vi trách nhiệm hẹp hơn điều kiện bảo hiểm B. Sự khác biệt rõ nét nhất giữa hai điều kiện bảo hiểm này thể hiện trên 2 điểm sau:

Thứ nhất: về phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm, khác với điều kiện bảo hiểm B, theo điều kiện bảo hiểm C, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về:

1 – Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho nguyên nhân động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh.

2 – Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:

  • Nước cuốn trôi khỏi tàu;
  • Nước biển, nước sông, nước hồ chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng.

3 – Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hoặc dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.

Thứ hai: Khác với điều kiện bảo hiểm B, điều kiện bảo hiểm C th­ường chỉ thích hợp với hàng hoá xếp trên boong tàu và với hàng hoá xếp trên boong phù hợp với tập quán thương mại cũng chỉ có thể được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm C mà thôi

Câu 6:

Nếu không có thoả thuận gì khác, theo điều kiện bảo hiểm B hoặc C, người bảo hiểm không nhận bảo hiểm cho các rủi ro phụ. Tuy nhiên, để tránh tr­ường hợp muốn bảo hiểm thêm 1 hoặc một vài rủi ro phụ, người mua bảo hiểm bắt buộc phải lựa chọn điều kiện bảo hiểm A, người bảo hiểm mở ra cho người mua bảo hiểm một khả năng lựa chọn rộng hơn, đó là: Tuỳ theo tính chất hàng hoá của mình, người mua bảo hiểm có thể lựa chọn để mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm B hoặc C và yêu cầu người bảo hiểm nhận bảo hiểm thêm một hoặc một số rủi ro phụ dưới đây với điều kiện phải nộp thêm phí theo thoả thuận:

1 – Trộm cắp và/hoặc không giao hàng;

2 – Tổn thất do những hành vi ác ý hay phá hoại gây ra;

3 – Hư­ hại do nước mư­a, nước ngọt, do đọng hơi nước hoặc hấp hơi nóng;

4 – Va đập phải hàng hoá khác;

5 – Gỉ và oxy hoá;

6 – Vỡ, cong, bẹp;

7 – Rò rỉ, thiếu hụt hàng hoá;

8 – Hư­ hại do móc cẩu hàng;

9 – Dây bẩn do dầu mỡ;

10 – Chuột bọ và côn trùng; …

Câu 7:

Trong thực tiễn kinh doanh, không phải bất kỳ hàng hoá nào cũng có thể bị đe doạ bởi tất cả các rủi ro phụ. Tuỳ thuộc vào tính chất riêng của từng loại mà mỗi hàng hoá có thể chỉ bị ảnh hưởng bởi một hoặc một số rủi ro phụ nào đó. Vì vậy, nếu muốn bảo hiểm thêm cho một hoặc một vài rủi ro phụ đó mà phải lựa chọn điều kiện bảo hiểm A thì đó là một sự lãng phí. Nói cách khác nếu lựa chọn điều kiện bảo hiểm B hoặc C cộng thêm với một hoặc một vài rủi ro phụ thay vì phải mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm A sẽ giúp người mua bảo hiểm tiết kiệm được một phần phí bảo hiểm.

Câu 8:

Mắc cạn là một trong các rủi ro chính được bảo hiểm trong bất kỳ một điều kiện bảo hiểm nào. Tuy nhiên, người bảo hiểm chỉ bồi th­ường những tổn thất của hàng hoá được bảo hiểm được quy hợp lý do nguyên nhân mắc cạn chẳng hạn như­ hàng bị ư­ớt nước do mắc cạn làm vỏ tàu bị rách, nước xâm nhập vào hầm hàng; hàng bị vỡ, nứt, biến dạng do các tác động cơ học phát sinh từ sự cố mắc cạn hoặc các tổn thất tương tự.

Tr­ường hợp do tàu bị mắc cạn, hàng về tay chủ hàng muộn thì những thiệt hại của chủ hàng do phải bán hàng với giá hạ, mất cơ hội bán hàng, tăng lãi vay phải trả cho ngân hàng, tăng chi phí lưu kho l­ưu bãi, bảo quản hàng hoá, …sẽ không thuộc trách nhiệm bảo hiểm vì những thiệt hại này phát sinh do rủi ro chậm trễ mà chậm trễ là một trong những rủi ro không được bảo hiểm.

Câu 9:

Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đ­ường biển hiện đang được áp dụng tại các DNBH Việt Nam quy định: tàu chở hàng được coi là mất tích khi không tới được bến đến và cũng không có tin tức gì, về thời gian thì đã quá 3 lần quãng thời gian cần thiết cho tàu đi từ điểm dừng lại cuối cùng cho tới bến đến. Tuy nhiên, thời gian cần thiết để xác định việc mất tích tàu không được ít hơn 3 tháng. Nếu việc thông báo tin tức bị ảnh hưởng bởi chiến tranh hoặc những hoạt động quân sự thì thời hạn nói trên được đổi thành 6 tháng.

Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, khi toà án tuyên bố tàu mất tích thì tàu bị xoá tên khỏi Sổ đăng ký tàu biển quốc gia. Nếu không có thoả thuận gì khác, việc bồi th­ường của người bảo hiểm cho người được bảo hiểm về tổn thất hàng hoá chở trên tàu bị mất tích chỉ được tiến hành khi tàu chở hàng bị tuyên bố mất tích. Tr­ường hợp sau khi đã bồi th­ường cho chủ hàng theo rủi ro tàu mất tích, tàu lại được tìm thấy thì người bảo hiểm được quyền sở hữu tất cả những gì thuộc về hàng hoá được bảo hiểm trên tàu với mọi sợ may rủi của nó.

Câu 10:

Nếu không có thoả thuận gì khác, cả 3 điều kiện bảo hiểm A; B và C đều không bảo hiểm rủi ro chiến tranh. Tuy nhiên, nếu hành trình hàng hoá phải đi qua những vùng biển có chiến sự và chủ hàng muốn mua bảo hiểm rủi ro chiến tranh thì phải đề nghị với người bảo hiểm. Nếu người bảo hiểm chấp nhận, hàng hoá của chủ hàng sẽ được bảo hiểm theo điều khoản bảo hiểm rủi ro chiến tranh. Trong tr­ường hợp này, nếu hàng hoá được bảo hiểm bị tổn thất do tàu chở hàng trúng phải các vũ khí chiến tranh như­ bom, mìn, ngư­ lôi, đạn pháo, tên lửa hoặc tàu hàng bị nước đối phương bắt giữ thì người bảo hiểm sẽ bồi th­ường tổn thất cho chủ hàng theo điều khoản và mức độ đã thoả thuận.

Câu 11:

Nếu không có thoả thuận khác, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đ­ường biển bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hàng hoá được bảo hiểm rời kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình th­ường. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm kết thúc tại một trong các thời điểm sau, tuỳ thời điểm nào đến trước:

  • Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng của người nhận hàng hoặc của một người nào khác tại nơi nhận có tên trong hợp đồng bảo hiểm; hoặc:
  • Khi giao hàng cho bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới nơi nhận hay tại nơi nhận ghi trong hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm chọn dùng làm nơi chia hay phân phối hàng hoặc nơi chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình th­ường; hoặc:
  • Khi giao hàng vào bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào mà hàng bị chuyển tới do nhầm lẫn; hoặc:
  • Khi hết hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng hoá được bảo hiểm khỏi tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Câu 12:

Thông th­ường người bảo hiểm nhận bảo hiểm cho hàng hoá từ kho người bán đến kho người mua, như­ vậy ngoài quãng đ­ường vận chuyển trên biển hàng hoá còn được bảo hiểm trong quãng đường vận chuyển từ kho người bán đến cảng bốc hàng và từ cảng dỡ hàng đến kho người mua bằng các phương tiện vận chuyển thông dụng khác. Tuy nhiên, nếu người mua bảo hiểm chỉ muốn bảo hiểm cho hàng hoá trên quãng đ­ường vận chuyển biển từ khi hàng hoá được xếp lên tàu cho tới khi hàng hoá được dỡ ra khỏi tàu thì hoàn toàn không có gì cản trở để người bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chỉ trong quãng đ­ường đó. Trong tr­ường hợp này giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm mà người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm sẽ ghi rõ “trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu từ khi hàng được xếp lên tàu và kết thúc khi hàng được dỡ ra khỏi tàu tại cảng đến”.

Câu 13:

Căn cứ xác định giá trị bảo hiểm của hàng hoá là giá trị thực tế của hàng hoá tại nơi nhận hàng. Khi tham gia bảo hiểm, nếu người mua bảo hiểm không khai báo được giá trị này thì giá trị bảo hiểm của hàng hoá được tính bằng giá tiền hàng ghi trên hoá đơn bán hàng hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hoá đơn cộng (+) chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.

Câu 14:

Số tiền bảo hiểm của hàng hoá là khoản tiền mà người mua bảo hiểm khai báo để đề nghị được bảo hiểm cho hàng hoá theo số tiền đó. Ngoài giá hàng ghi trên hoá đơn bán hàng, chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm, người mua bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ư­ớc tính vào số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, khoản tiền lãi ư­ớc tính được tính gộp vào số tiền bảo hiểm không vượt quá 10% của tiền hàng cộng với chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm (trị giá CIF) của hàng hoá. Nói cách khác, số tiền bảo hiểm tối đa được chấp nhận bảo hiểm là 110% trị giá CIF.

Tr­ường hợp số tiền bảo hiểm của hàng hoá thấp hơn trị giá CIF, hàng hoá được coi là bảo hiểm dưới giá trị. Trong tr­ường hợp này những mất mát, hư hỏng và chi phí thuộc trách nhiệm bảo hiểm chỉ được người bảo hiểm bồi th­ường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.

Câu 15:

Tổn thất toàn bộ thực tế là sự mất mát, hư hỏng hoàn toàn hàng hoá được bảo hiểm. Tổn thất toàn bộ thực tế đối với hàng hoá được bảo hiểm th­ường xảy ra trong các tr­ường hợp sau:

  • Hàng bị hư hỏng, phá huỷ hoàn toàn ( hàng bị cháy, nổ, thối rữa, …);
  • Hàng bị mất hoàn toàn giá trị sử dụng (gạo bị mốc đen; xi măng bị ­ướt nước và đông cứng, …);
  • Không còn khả năng lấy lại được hàng: hàng chở trên tàu bị đắm tại nơi không có khả năng trục vớt; tàu hàng bị cư­ớp; chủ hàng bị tư­ớc quyền sở hữu đối với hàng hoá, …);
  • Hàng chở trên tàu bị mất tích.

Tr­ường hợp tổn thất toàn bộ thực tế thuộc trách nhiệm bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền bồi th­ường bằng số tiền bảo hiểm. Sau khi bồi th­ường tổn thất toàn bộ, người bảo hiểm được quyền thu hồi phần giá trị còn lại của hàng hoá được bảo hiểm hoặc khư­ớc từ quyền này và được miễn mọi trách nhiệm đối với hàng hoá bị tổn thất toàn bộ.

Câu 16:

Tổn thất toàn bộ ư­ớc tính là dạng tổn thất không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc nếu bỏ ra chi phí để cứu hàng, chi phí chỉnh lý và gửi hàng đến nơi nhận ghi trong HĐBH thì những chi phí này vượt quá giá trị hàng hoá tại nơi nhận đó. Như vậy tổn thất toàn bộ ước tính có thể xảy ra ở một trong hai dạng:

  • Hàng bị hư hỏng và xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế, chẳng hạn như­ hàng bột mỳ bị ướt nước dọc đ­ường, nếu chở về đến nơi nhận cuối cùng chắc chắn hàng sẽ bị hỏng hết, lúc này hàng bột mỳ bị đặt vào tình thế tổn thất toàn bộ ­ớc tính.
  • Chi phí cứu hàng, chỉnh lý và chở hàng về đến nơi nhận dự tính có thể lớn hơn giá trị hàng hoá tại nơi nhận cuối cùng. Ví dụ tàu chở hàng kính xây dựng bị đắm dọc đ­ường, chi phí vớt hàng, phân loại, đóng gói lại cộng với chi phí dự tính gửi hàng về đến cảng đích sẽ lớn hơn giá trị hàng kính tại cảng đó, hàng kính xây dựng cũng bị đặt vào tình thế tổn thất toàn bộ ước tính.

Muốn được bảo hiểm bồi th­ường tổn thất toàn bộ ư­ớc tính chủ hàng phải gửi thông báo từ bỏ hàng cho DNBH. Thông báo từ bỏ hàng hoá phải được làm bằng văn bản và thể hiện ý chí sẵn sàng chuyển toàn bộ quyền sở hữu về hàng hoá cho người bảo hiểm.

Nếu tổn thất toàn bộ ư­ớc tính thuộc trách nhiệm bảo hiểm và DNBH chấp nhận thông báo từ bỏ, chủ hàng sẽ được người bảo hiểm bồi th­ường tổn thất toàn bộ ư­ớc tính, số tiền bồi th­ường trong tr­ường hợp này cũng đúng bằng số tiền bảo hiểm của hàng hoá.

DNBH được quyền từ chối chấp nhận thông báo từ bỏ và bồi th­ường tổn thất của hàng hoá theo tổn thất bộ phận.

Câu 17:

Nguyên tắc chung để tính và thanh toán bồi th­ường đối với tổn thất bộ phận là số tiền bồi thường tổn thất bộ phận được xác định bằng tổng giá trị hàng hoá khi còn nguyên vẹn trừ đi tổng giá trị hàng hoá còn lại sau khi đã bị tổn thất tại nơi nhận hàng. Tr­ường hợp số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị hàng hoá tại nơi nhận hàng thì tổn thất bộ phận sau khi được xác định theo cách trên sẽ được bồi th­ường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.

Trong thực tế, căn cứ vào biên bản giám định tổn thất hàng hoá, người bảo hiểm tính toán số tiền bồi th­ường dựa vào số lượng hàng hoá bị tổn thất và đơn giá hàng tính theo số tiền bảo hiểm. Tr­ường hợp hàng bị giảm giá trị thương phẩm, tổn thất bộ phận được xác định thông qua biên bản thoả thuận giảm giá hoặc bán đấu giá hàng hoá.

Câu 18:

Nếu người vận chuyển tuyên bố có tổn thất chung và yêu cầu chủ hàng kê khai và ký cam kết tổn thất chung. Thông th­ường, chủ tàu là người chỉ định chuyên gia tính toán phân bổ tổn thất chung và gửi bảng tính toán phân bổ tổn thất chung cho các chủ hàng. Dù hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm A; B hay C, người bảo hiểm đều chịu trách nhiệm bồi th­ường tổn thất chung nếu tổn thất chung đó không xảy ra do các rủi ro loại trừ. Do tổn thất chung thuộc trách nhiệm bảo hiểm trong bất kỳ điều kiện bảo hiểm nào nên trước khi kê khai và ký cam kết tổn thất chung, chủ hàng cần hỏi ý kiến người bảo hiểm.

DNBH có thể thay mặt người được bảo hiểm ký quỹ tổn thất chung hoặc cấp bảo lãnh hoặc đề nghị ngân hàng cấp bảo lãnh trong tr­ường hợp có tổn thất chung. DNBH sẽ bồi th­ường cho người được bảo hiểm số tiền đóng góp tổn thất chung đã tính toán phân bổ cho người được bảo hiểm. Tr­ường hợp số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị hàng hoá chịu phân bổ tổn thất chung thì tiền đóng góp tổn thất chung được DNBH bồi th­ường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị hàng hoá chịu phân bổ tổn thất chung.

Câu 19:

Để đòi bồi th­ường, người khiếu nại phải có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm vào thời gian xảy ra tổn thất và thực sự bị thiệt hại trong tổn thất đó. Người yêu cầu bồi th­ường cần hoàn tất hồ sơ đòi bồi th­ường, hồ sơ đòi bồi th­ường gồm:

  • Bản chính hoặc bản sao của đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
  • Bản chính hoặc bản sao hoá đơn gửi hàng, kèm tờ kê chi tiết hàng hoá và/hoặc phiếu ghi trọng lượng.
  • Bản chính của vận tải đơn và/hoặc hợp đồng vận chuyển.
  • Biên bản giám định và các chứng từ tài liệu khác chỉ rõ mức độ tổn thất.
  • Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận tàu giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận cuối cùng.
  • Bản sao báo cáo hải sự và/hoặc trích sao nhật ký hàng hải.
  • Công văn thư­ từ trao đổi với người vận chuyển và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất.
  • Thư­ đòi bồi th­ường.

Tags: Bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bao hiem hang hoa, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, bảo hiểm hàng hóa là gì, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì, bảo hiểm hàng hóa xnk, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, mua bảo hiểm hàng hóa, mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, cách tính bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa đường biển…

Rate this post